Hoàn thiện hệ thống dự báo sớm để giảm thiểu rủi ro thiên tai
Ngày Khí tượng Thế giới 23/3/2025 được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) phát động với chủ đề “Chung tay vì một hệ thống cảnh báo sớm toàn diện” (Closing the Early Warning Gap Together). Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tai với nhiều hình thái thời tiết cực đoan, nguy hiểm, thường xuyên xuất hiện như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại…, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Để giảm nhẹ rủi ro thiên tai, góp phần phần phát triển kinh tế -xã hội, ngành khí tượng thủy văn đã và đang triển khai, thực hiện việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, góp phần đưa ra các dự báo, cảnh báo sớm được kịp thời, sát thực tế, mang tính chính xác cao, ứng phó với các loại hình thiên tai.
Tiến sỹ Hoàng Đức Cường cho biết, công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nói chung và dự báo, cảnh báo sớm đặc biệt là đối với các loại hình thiên tai nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ quét, sạt lở đất… còn đối diện với nhiều khó khăn. Theo đó, bão, áp thấp nhiệt đới là loại hình thiên tai khó lường, có diễn biến phức tạp, thay đổi nhanh và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là diễn biến cường độ bão, áp thấp nhiệt đới.
Mặt khác, kỹ năng dự báo của mô hình dự báo tại Việt Nam hiện nay còn hạn chế. Đây cũng là khó khăn chung của các mô hình dự báo khí tượng thủy văn, với các nước tiên tiến như Nhật Bản, sai số dự báo vị trí bão trước 24 giờ hiện nay vẫn ở mức 50 đến trên 100km). Số liệu quan trắc trên Biển Đông còn khó khăn, chủ yếu dựa trên quan trắc vệ tinh, còn dữ liệu rada chỉ hiệu quả khi bão, áp thấp nhiệt đới vào gần bờ (khoảng 200km). Bên cạnh đó là việc hạn chế cập nhật các thông tin, dữ liệu đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên biển và đất liền, nơi có khả năng ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới để có thể xác định cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp trong các bản tin bão, áp thấp nhiệt đới. Đối với việc sớm cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, hiện nay, việc cảnh báo lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến từng khu vực nhà dân, thôn bản để giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản vẫn luôn là thách thức không chỉ của riêng Việt Nam mà ngay cả với những nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển như Nhật Bản, Mỹ,... Hiện thế giới chưa thể dự báo được lũ quét, sạt lở đất sẽ xảy ra tại vị trí cụ thể và trong thời điểm cụ thể; chỉ có khả năng cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trong một khu vực nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với Việt Nam, mức độ chi tiết cảnh báo tùy thuộc từng khu vực. Một số tỉnh đã có điều tra xác định điểm nóng về lũ quét, sạt lở đất thì trong bản tin của cơ quan khí tượng thủy văn sẽ cảnh báo chi tiết hóa tới các xã hoặc các điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở. Đối với các tỉnh chưa được điều tra, đánh giá chi tiết thì cảnh báo đến cấp huyện các Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, thành phố sẽ cụ thể hóa, chi tiết hóa tới các xã hoặc các điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở. Việt Nam đã tiếp nhận Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét Đông Nam Á (SEAFFGS). Đây là hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét đầu tiên sử dụng dữ liệu dự báo cực ngắn và được tích hợp một lượng lớn nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Các dữ liệu của Việt Nam đã được tích hợp vào hệ thống gồm số liệu ước lượng mưa từ 10 rada và hơn 1500 trạm mưa tự động, sản phẩm Nowcasting dự báo mưa, sản phẩm dự báo mưa số trị từ mô hình WRF... Tuy nhiên, Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét Đông Nam Á chưa thể hỗ trợ dự báo được vị trí cụ thể xảy ra lũ quét, sạt lở đất, chỉ có thể hỗ trợ các dự báo viên phân tích, cảnh báo các ngưỡng mưa sinh lũ quét đối với mỗi tiểu lưu vực trong 1 giờ, 3 giờ, 6 giờ và được cập nhật thường xuyên theo các khoảng thời gian tương ứng; vùng nguy cơ sạt lở đất trong 24 giờ tiếp theo với tần suất cập nhật 6 giờ/lần. Trước những khó khăn trên, cùng với sự nhận định của các chuyên gia khí tượng thủy văn và phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp, thiên tai trong thời gian tới được dự báo khó lường, cực đoan…Do vậy, việc xây dựng, hoàn thiện các hệ thống dự báo, cảnh báo sớm đóng vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo cho hệ thống cảnh báo sớm hoạt động hiệu quả từ trung ương đến địa phương. Tiến sỹ Hoàng Đức Cường nêu rõ, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, ngành đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực dự báo và cảnh báo sớm thiên tai như: Tăng cường số lượng và chất lượng các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm, trên biển và các khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa; tăng cường các giải pháp quan trắc hiện đại như ra đa thời tiết, ra đa biển, ứng dụng ảnh mây vệ tinh,… Ngành phát triển các công nghệ dự báo, cảnh báo hiện đại tiệm cận với các nước phát triển về khí tượng thủy văn như mô hình số phân giải cao dự báo bão, dự báo mưa, lũ, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất. Tích hợp các tác động của biến đổi khí hậu đến diễn biến thiên tai vào các phương án dự báo khí tượng thủy văn, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) trong công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, trước mắt là đối với dự báo bão, mưa và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm ít xảy ra theo quy luật thông thường. Bên cạnh đó là đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong trao đổi thông tin, dữ liệu, đặc biệt đối với vấn đề bão trên biển; tiếp nhân, phát triển các công nghệ, quy trình dự báo tiên tiến, hiện đại của các nước thông qua hợp tác song phương, đa phương. Ngành tiếp tục phối hợp với các địa phương và các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án “Cảnh báo sớm trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi trung du Việt Nam” và Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn Về lâu dài, ngành thực hiện việc hoàn thiện Kế hoạch triển khai Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn Quốc gia quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và triển khai thực hiện. Cùng với đó, ngành triển khai thực hiện Quyết định số 372/QĐ-BTNMT ngày 16/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1261/QĐ-TTg ngày 27/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hiện đại hóa Ngành Khí tượng thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030”... Thực hiện tốt và hiệu quả các giải pháp trên sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách trong dự báo, dự báo, cảnh báo sớm thiên tai giúp các nhà hoạch định chính sách tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro, bảo vệ cộng đồng. Điều này cũng giúp cộng đồng dễ tiếp cận, chủ động hành động sớm để bảo vệ thành quả lao động sản xuất của nhân dân, hướng tới xây dựng một xã hội an toàn, bền vững trước thiên tai.Tin liên quan
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp để ứng phó xâm nhập mặn
15:23' - 20/03/2025
Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung từ ngày 28/3-02/4, sau đó giảm dần; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn từ ngày 28/3- 2/4 và 27/4-1/5, từ tháng 5 xâm nhập mặn giảm dần.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Ngày Khí tượng thế giới 23/3: Chung tay vì một hệ thống cảnh báo sớm toàn diện
10:51' - 19/03/2025
Tại Việt Nam, việc xây dựng các hệ thống cảnh báo, công tác cảnh báo sớm được đặc biệt chú trọng Ngành khí tượng thủy văn đã ban hành sớm, kịp thời, đầy đủ các bản tin dự báo, cảnh báo sớm.
Tin cùng chuyên mục
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Cảnh báo mưa kèm dông lốc, sét tại Hà Nội và lũ quét, sạt lở đất tại 3 tỉnh Tây Nguyên
19:47' - 06/05/2025
Từ 17 giờ 40 đến 22 giờ 40 phút ngày 6/5, khu vực các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng tiếp tục có mưa, với lượng mưa phổ biến từ 10-40mm, có nơi trên 60mm.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết ngày mai 7/5: Nhiều tỉnh phía Bắc có mưa rào và dông
17:07' - 06/05/2025
Theo dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 6 và ngày 7/5, tại nhiều tỉnh ở khu vực phía Bắc kéo dài đến Bình Thuận có mưa rào và dông về đêm.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Đề phòng dông, lốc kèm theo sóng lớn bất thường trên biển trong giai đoạn chuyển mùa
11:26' - 06/05/2025
Từ ngày 9/5 - 15/5, khu vực biển từ vịnh Bắc Bộ đến Bình Thuận và khu vực Biển Đông (bao gồm 2 khu vực Hoàng Sa, Trường Sa) sóng cao 1- 2m.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng gay gắt
09:10' - 06/05/2025
Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ còn có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 9/5, sau đó dịu dần. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng cấp 1.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng
08:30' - 06/05/2025
Dự báo thời tiết hôm nay 6/5 theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo hiện tượng nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Cảnh báo dông lốc: Mưa dông mở rộng từ Phú Thọ, Hòa Bình về phía Tây Thủ đô
20:12' - 05/05/2025
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyến cáo hiện tượng dông, lốc, sét, gió giật mạnh tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Từ 9 - 10/5, miền Bắc chuyển mưa dông, nền nhiệt giảm mạnh
19:32' - 05/05/2025
Dự báo thời tiết đêm 9 và ngày 10/5, có một đợt không khí lạnh tràn xuống phía Bắc gây mưa dông diện rộng, cục bộ có nơi mưa to ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết ngày mai 6/5: Nắng nóng xen mưa dông, cảnh báo lốc xoáy
17:45' - 05/05/2025
Dự báo thời tiết ngày mai 6/5 tại phía Đông Bắc Bộ, trời có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; vùng núi phía Bắc có mưa rào và dông rải rác.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Mưa lớn kèm dông lốc gây thiệt hại tại nhiều địa phương
11:31' - 05/05/2025
Chiều 26/4, trên địa bàn huyện Krông Pa (Gia Lai) xuất hiện mưa to kèm dông lốc khiến 69 ngôi nhà của người dân tại các xã Ia Rsươm, Ia Rsai và Chư Rcăm bị tốc mái.