Hoàn thiện pháp luật về kê khai tài sản, phòng chống tham nhũng
Ngày 6/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng. Trao đổi bên hành lang Quốc hội chiều 6/11, các đại biểu đã chỉ rõ những bất cập, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua.
Đại biểu Nguyễn Đức Sáu (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: Báo cáo của Chính phủ đã cơ bản phản ánh được tình hình tham nhũng hiện tại, nhưng để đáp ứng đòi hỏi của cử tri, nhân dân thì cần phải đầy đủ và rõ ràng hơn nữa.
Theo đại biểu Nguyễn Đức Sáu, tham nhũng xảy ra ở nhiều lĩnh vực, địa phương khác nhau, trên diện rất rộng nên việc đánh giá sát, nhận diện đầy đủ vụ việc, chỉ rõ đích danh cá nhân vi phạm… còn gặp nhiều khó khăn.Theo yêu cầu hiện nay, thanh tra là tai mắt của nhân dân, của Chính phủ, thì lực lượng này phải sắc sảo và có tầm nhìn bao quát hơn nữa. Ngoài ra, công tác phòng chống tham nhũng trên nhiều lĩnh vực, trong nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau cần được đẩy mạnh để hoạt động đồng bộ hơn trong thời gian tới.
Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) cho rằng, trong thời gian qua, những vụ đại án, đặc biệt là những vụ án tham nhũng, ngoài việc chậm trễ xử lý về mặt hình sự đối với người vi phạm thì việc thu hồi tài sản tham nhũng còn bất cập, hạn chế, kết quả rất thấp.
Thực tiễn qua xét xử và thi hành án cho thấy, việc thanh kiểm tra không phát hiện án tham nhũng, không xử lý người tham nhũng kịp thời là nguyên nhân dẫn đến việc tẩu tán tài sản, không thu hồi được.
Ngoài ra, một phần do án phức tạp, phải gia hạn điều tra nên việc xử lý, thu hồi tài sản bị chậm trễ. Đặc biệt, khâu xác minh để xác định nguồn gốc tài sản tham nhũng còn lúng túng, chưa rõ ràng.
Đồng quan điểm trên, đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An) nhấn mạnh, một số vụ án kéo dài dẫn đến dư luận hoài nghi trong công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng là do nguyên nhân khách quan và chủ quan.Cụ thể, đây là những vụ án rất phức tạp, nhiều vấn đề cần xác minh cụ thể, đòi hỏi phải có thời gian điều tra, truy tố, xét xử. Bên cạnh đó, việc xác minh hành vi phạm tội chưa được tiến hành quyết liệt; trình độ, năng lực của cán bộ điều tra hạn chế trong khi các vụ án tham nhũng đều phức tạp, tinh vi.
Nhấn mạnh phòng chống tham cần nỗ lực lớn, giải pháp đồng bộ từ nhiều bộ, ngành, địa phương, đại biểu Trần Văn Mão cho rằng, trong thời gian tới cần quan tâm hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng, đặc biệt là cơ chế, chính sách về kê khai tài sản, đảm bảo việc kê khai rõ ràng, minh bạch, tránh hình thức./.
>> Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Có biểu hiện “hành chính hóa” quan hệ hình sự
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường các cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng
13:02' - 21/09/2017
Sáng 21/9, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương và UNDP phối hợp tổ chức hội thảo "Tăng cường các cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng trong pháp luật phòng, chống tham nhũng".
-
Kinh tế Việt Nam
Cần nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng
20:01' - 19/09/2017
Chiều 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 14 thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.