Tăng cường các cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng
Phát biểu khai mạc, Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng nhấn mạnh, tham nhũng là thách thức toàn cầu, không phân biệt chế độ chính trị, khu vực địa lý hay truyền thống văn hóa.
Tham nhũng gây hại cho hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, suy giảm niềm tin, gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực xã hội, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước.
Vì vậy thu hồi tài sản tham nhũng là một trong những giải pháp quan trọng nhất để khắc phục hậu quả, trả lại những thiệt hại mà tham nhũng gây ra. “Phát hiện và thu hồi tài sản tham nhũng có hiệu quả sẽ tác động mạnh vào tâm lý tội phạm tham nhũng, ngăn chặn động cơ của tham nhũng, là một trong những thước đo hiệu quả phòng, chống tham nhũng”, Phó trưởng Ban Võ Văn Dũng nói.
Nhấn mạnh thu hồi tài sản tham nhũng đang trở thành vấn đề trọng tâm trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hoàn thiện thể chế và triển khai nhiều hoạt động, giải pháp liên quan cũng như tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, tuy vậy, Phó trưởng Ban Võ Văn Dũng cho biết, phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, kết quả đạt được còn rất thấp.“Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng chưa tốt nói lên công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua hiệu quả chưa cao”, Phó trưởng Ban cho biết và đánh giá thu hồi tài sản tham nhũng là vấn đề khó không chỉ với một nước đang phát triển như Việt Nam mà ngay cả với những nước phát triển, có nhiều kinh nghiệm trong phòng, chống tham nhũng.
Bà Caitlin Wiesen - Antin, Giám đốc quốc gia của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam cho biết UNDP đã hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống tham nhũng nhiều năm qua. UNDP phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Việt Nam như Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ; hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chính sách, đặc biệt việc thực hiện công ước về phòng, chống tham nhũng của Liên hợp quốc.Hội thảo "Tăng cường các cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng trong pháp luật phòng, chống tham nhũng" cũng là một trong những chương trình hỗ trợ liên tục của UNDP đối với Việt Nam trong công tác phòng, chống tham nhũng, bao gồm những nỗ lực về cải cách pháp luật.
Theo bà Caitlin Wiesen - Antin, qua các báo cáo cho thấy việc thu hồi tài sản tham nhũng được xác định là một trong những việc khó khăn nhất trong việc phòng, chống tham nhũng do những quy định của pháp luật chưa rõ ràng, thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan chức năng. Đây là một trong những cản trở chính của việc thu hồi tài sản tham nhũng tại Việt Nam. PGS. TS Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đánh giá các vụ án tham nhũng được phát hiện, xứ lý quá ít. Chỉ đối với các vụ án, vụ việc tham nhũng đã được xử lý trong năm 2016, việc thu hồi tài sản mới đạt 38,3%.Xem xét thực trạng pháp luật liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng, ông Trần Văn Độ cho rằng đây chính là cơ chế pháp lý quan trọng cho hoạt động phòng, chống tham nhũng, cho hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng của Việt Nam.
Tuy nhiên, hệ hống pháp luật liên quan đến vấn đề này còn những bất cập nhất định. Cụ thể, trong Bộ luật Hình sự còn thiếu những tội phạm mà trong đó tham nhũng "ẩn nấp" như tội làm giàu bất chính hay tội nhận quà biếu có giá trị lớn.
Pháp luật quy định tài sản bị tịch thu gồm tài sản tham nhũng và tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng đã gây ra khó khăn trong thực tiễn khi phải chứng minh nguồn gốc của tài sản tham nhũng.
Ngoài ra, hình phạt tiền, tịch thu tài sản đối với tội phạm tham nhũng chỉ mang tính tùy nghi mà không bắt buộc nên thực tiễn ít được áp dụng.
Bộ luật Tố tụng hình sự còn thiếu những giải pháp cho phép truy tìm tài sản tham nhũng, nhất là tài sản ở người thứ ba; không coi tài sản do phạm tội mà có, thiệt hại (trực tiếp và gián tiếp) là đối tượng bắt buộc chứng minh để làm căn cứ cho việc thu hồi tài sản, áp dụng các biện pháp tư pháp hiệu quả.
Ông Độ cho rằng việc giao phó cho cơ quan thanh tra, kiểm toán xử lý tham nhũng đến cùng mà không kịp thời giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp tố tụng trong truy tìm, kê biên, phong tỏa tài sản tham nhũng đã làm mất đi cơ hội để thu hồi hiệu quả tài sản tham nhũng.
Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng là điểm lúng túng nhất trong phòng, chống tham nhũng do các thiết chế trong luật không hoàn chỉnh. “Chúng ta quá kỳ vọng vào sự tự giác của cán bộ, đảng viên trong kê khai tài sản, nộp lại quà tặng, minh bạch liêm chính mà quên mất cần có cơ chế kiểm soát những thiết chế này.Chỉ khi có cơ chế kiểm soát thì người ta mới không muốn, không dám, không thể tham nhũng”, ông Quyền nêu quan điểm. Theo ông Quyền, việc đầu tiên là phải kiểm soát được tài sản, muốn kiểm soát được, phải có nhiều thiết chế cho việc này.
Kiểm soát tài sản là biện pháp căn cơ nhất nhưng trong khi chưa thực hiện được thì theo Công ước, các quốc gia có thể quy định hành vi làm giàu bất hợp pháp là hành vi tội phạm, ông Quyền đề nghị.
Đề nghị thu hồi tài sản phải bằng con đường tố tụng, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp nêu phải bổ sung tội danh liên quan đến tài sản bất minh trong tố tụng hình sự, trên cơ sở đó khởi tố người bất minh về tài sản khi không chứng minh được nguồn gốc là tịch thu toàn bộ tài sản. Để hoàn thiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trần Văn Độ nêu cần hoàn thiện cơ chế kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức, trong đó cần có thiết chế quy định cho phép theo dõi biến động của tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, trước hết là người có chức vụ, quyền hạn.Hiện pháp luật hiện hành chưa có quy định về việc xử lý tài sản không minh bạch đã góp phần làm cho biện pháp minh bạch về tài sản nói chung và việc xác định về tài sản nói riêng trở nên hình thức, kém hiệu quả. Do vậy cần thiết bổ sung các quy định liên quan đến việc quản lý, xử lý tài sản không minh bạch - ông Độ đề xuất.
Nghiên cứu "Cơ chế thu hồi tài sản bị đánh cắp: Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam"; Báo cáo chuyên đề "Công tác phòng, chống rửa tiền trong mối quan hệ với đấu tranh phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản"... được bàn thảo tại hội nghị đã góp thêm những kinh nghiệm từ thực tiễn trong việc tăng cường cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng, góp phần hoàn thiện thể chế phòng, chống tham nhũng của nước ta./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cần nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng
20:01' - 19/09/2017
Chiều 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 14 thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ nhận định tham nhũng năm 2018 dự báo có dấu hiệu giảm
13:47' - 19/09/2017
Báo cáo của Chính phủ cũng nhận định, tình hình tham nhũng năm 2018 dự báo sẽ có dấu hiệu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm việc tại Sóc Trăng
13:07' - 12/09/2017
Ngày 12/9, Đoàn công tác số 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã làm việc tại Sóc Trăng.
-
Kinh tế & Xã hội
Báo cáo kết quả kiểm tra các vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng tại Ninh Thuận
17:13' - 08/09/2017
Ninh Thuận phát hiện 27 vụ việc sai phạm liên quan đến tham nhũng, kinh tế nhưng chỉ xử lý kỷ luật về mặt Đảng, chính quyền, chưa chuyển sang điều tra, chưa xác định thiệt hại cụ thể.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại Nam Định
19:35' - 06/09/2017
Thượng tướng Tô Lâm đề nghị, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định cần rà soát, xác định rõ những lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm, tham nhũng tại địa phương, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để xử lý nghiêm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo cơ chế phòng ngừa tham nhũng toàn diện và sâu rộng
13:58' - 06/09/2017
Tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ bảy, sáng 6/9, Ủy ban Tư pháp tiếp tục thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 và Dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.
-
Kinh tế Việt Nam
Những hình ảnh đầu tiên về Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2025
07:46'
Đúng 6h ngày 7/4, tại Khu di tịch lịch sử Quốc gia Đặc biệt Đền Hùng, các đại biểu khởi hành lên núi Nghĩa Lĩnh dâng hương tưởng niệm các vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
WTO: Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng
19:00' - 06/04/2025
Theo WTO, việc Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng, không phản ánh thiện chí nỗ lực của Việt Nam trong xử lý tình trạng thâm hụt thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế và kết quả thu hút vốn FDI
18:54' - 06/04/2025
Tại họp báo Chính phủ chiều 6/4, đại diện Bộ Tài chính đã thông tin về tình hình tăng trưởng kinh tế quý I/2025, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 và dự kiến kết quả thu hút FDI năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều điểm sáng ấn tượng của kinh tế Tp Hồ Chí Minh quý đầu năm
18:22' - 06/04/2025
Khi so với các “đầu tàu kinh tế” khác cho thấy, mức tăng trưởng 7,51% của Tp Hồ Chí Minh ấn tượng hơn với nhiều điểm sáng và là một bước khởi đầu tốt đẹp cho Thành phố trong năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I: Giải ngân vốn đầu tư công lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
18:07' - 06/04/2025
Tình hình đầu tư tại Việt Nam trong quý I cho thấy, những dấu hiệu tích cực rõ nét, đặc biệt là sự tăng tốc trong giải ngân vốn đầu tư công.