Hoạt động thương mại Trung Quốc sụt giảm vì COVID-19
Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu cũng giảm, nhưng với biên độ nhỏ hơn.
Cụ thể, hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 17,2% so với cùng kỳ năm trước, xuống mức 292,4 tỷ USD.
Đây là diễn biến đảo ngược hoàn toàn so với mức tăng 7,8% của tháng 12/2019, dữ liệu hải quan cho biết hôm 7/3.
Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu cũng diễn biến cùng chiều với mức giảm 4%, xuống còn 299,5 tỷ USD, đi ngược so với mức tăng 16,3% của tháng trước.
Những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã “thổi bay” những nỗ lực của cả Bắc Kinh và Washington nhằm dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt với đối phương trong một thỏa thuận "đình chiến" được ký kết vào tháng 1/2020.
Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 27,7% trong tháng Một và tháng Hai xuống còn 43 tỷ USD. Mức giảm này thậm chí còn cao hơn con số 12,5% của tháng 12/2019.
Trong khi đó, mặc dù nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đã tăng 2,5%, lên 17,6 tỷ USD, song Trung Quốc vẫn ghi nhận thặng dư thương mại 25,4 tỷ USD với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cán cân thương mại toàn cầu của Trung Quốc đã ghi nhận mức thâm hụt 7,1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm 2020.
Các nhà sản xuất điện thoại thông minh, đồ chơi và các mặt hàng tiêu dùng khác trên thế giới đã mở cửa trở lại song hiệu suất hoạt động sẽ phụ thuộc vào việc chuỗi cung ứng bắt đầu hoạt động trở lại như thế nào.
Các chuyên gia dự báo cho biết các ngành công nghiệp khó có thể trở lại sản xuất bình thường trước tháng 4/2020.
Vào thời điểm trước khi virus SARS-CoV-2 bùng phát, hoạt động thương mại của Trung Quốc đã bất ngờ phục hồi bất chấp cuộc chiến thuế quan với Mỹ.
Năm ngoái, xuất khẩu hàng hóa của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng 0,5% so với năm 2018.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi kể từ khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2020 tại Trung Quốc diễn ra lâu hơn bình thường, do các nhà máy phải đóng cửa để ngăn chặn đà lây lan của virus SARS-CoV-2.
Giới chức Trung Quốc đang cố gắng để hạn chế thiệt hại kinh tế bằng cách yêu cầu các quan chức địa phương ở những khu vực được coi là có nguy cơ nhiễm bệnh thấp tạo điều kiện cho các nhà máy mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, nhiều người nói rằng họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu thô và nhân lực, bởi các biện pháp kiểm soát di chuyển vẫn được áp dụng ở nhiều khu vực.
Sự tê liệt của kinh tế Trung Quốc đã tạo ra hiệu ứng tiêu cực đến khu vực châu Á, nơi có những nền kinh tế tham gia vào chuỗi cung ứng như cung cấp linh kiện và nguyên liệu thô cho các nhà máy Trung Quốc để lắp ráp điện thoại thông minh, đồ chơi, đồ gia dụng và các mặt hàng tiêu dùng khác.
Các trung tâm mua sắm, nhà hàng và nhiều doanh nghiệp bán lẻ cũng đã bị đóng cửa. Nhu cầu đối với các nhà cung cấp tạp hóa trực tuyến tăng cao nhưng doanh số bán các loại hàng hóa khác lại sụt giảm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tác nhân làm vỡ "bong bóng" bất động sản Campuchia
05:30' - 08/03/2020
Lệnh cấm được phối hợp đồng bộ với Trung Quốc nhằm ngăn chặn hoạt động gian lận trực tuyến hướng vào Trung Quốc Đại lục. Điều này đã tạo nên cuộc di dân của khoảng 400.000 người Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản mất khoảng 7.800 tỷ USD nếu Thế vận hội Tokyo bị hủy
20:17' - 07/03/2020
Công ty chứng khoán SMBC Nikko Securities Inc. (Nhật Bản) cho biết, việc hủy kế hoạch tổ chức Thế vận hội Tokyo sẽ làm GDP của Nhật Bản mất đi khoảng 7.800 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Thương mại thâm hụt 7,09 tỷ USD trong hai tháng đầu năm
13:30' - 07/03/2020
Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc, tổng kim ngạch thương mại của nước này trong hai tháng đầu năm nay đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức 592 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.