Hội nghị Bộ trưởng GMS 22: Hoàn thiện khung kế hoạch hành động Hà Nội
Sáng 20/9, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 22 (GMS-22).
Hội nghị có sự tham gia của 200 đại biểu quốc tế, bao gồm: Bộ trưởng, Trưởng đoàn 6 nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), quan chức cao cấp các nước GMS và các đối tác phát triển quan tâm, hỗ trợ cho khu vực GMS như: ADB, WB, JICA, NEDA, AFD, FAO, IOM, UNCDF, GIZ .... Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng là một sáng kiến nổi bật và thành công nhất trong số các sáng kiến về hợp tác và hội nhập khu vực. Kể từ ngày khởi động cho đến nay, chương trình GMS ngày càng phát triển mạnh mẽ, cả theo chiều rộng và chiều sâu và bao gồm các chương trình, dự án, hoạt động hợp tác ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các nước thành viên GMS. “Chính phủ Việt Nam cam kết ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến Chương trình hợp tác kinh tế GMS. Hiện tại, Việt Nam đang chủ động huy động nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế song phương và đa phương để thực hiện các dự án ưu tiên cao mà Việt Nam tham gia thông qua việc lồng ghép các chương trình, dự án ưu tiên của GMS vào các chương trình tài trợ của các nhà tài trợ nước ngoài.Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước GMS, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các đối tác phát triển khác, kể cả khu vực tư nhân để thực hiện các mục tiêu của Chương trình hợp tác kinh tế GMS đã đề ra”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng GMS-22, các Bộ trưởng, Trưởng đoàn và các bộ các nước GMS, Phó Chủ tịch ADB và đại diện các Đối tác phát triển cùng nhau kỷ niệm 25 thành lập và phát triển của sáng kiến hợp tác kinh tế GMS. Thời gian 25 năm qua, Chương trình hợp tác GMS đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ ở các lĩnh vực hợp tác; tạo ra sự kết nối sâu, rộng giữa các quốc gia thông qua các dự án kết nối hạ tầng giao thông, điện năng, du lịch, phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực...; củng cố rõ nét các kết nối cộng đồng và góp phần tăng cường đáng kể khả năng cạnh tranh của các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng. Trong sự thành công chung của chương trình GMS có vai trò hết sức quan trọng của Ngân hàng ADB. Không chỉ là tổ chức khởi xướng sáng kiến hợp tác GMS, Ngân hàng ADB còn đóng vai trò là người điều phối, cố vấn, chất xúc tác hiệu quả trong quá trình thực hiện sáng kiến.Bên cạnh đó, Ngân hàng ADB còn là đối tác phát triển lớn nhất đối với các nước GMS trong việc cung cấp sự hỗ trợ tích cực, cả về kỹ thuật và tài chính, từng bước hiện thực hóa những nội dung liên kết trong sáng kiến hợp tác GMS.
Tại hội nghị, các nước GMS cùng xem xét để đưa ra định hướng xây dựng và hoàn thiện Khung Kế hoạch hành động 5 năm, hay còn gọi là “Kế hoạch hành động Hà Nội”, một kế hoạch có vai trò rất quan trọng nhằm hiện thực hóa Khung chiến lược hợp tác GMS từ nay đến năm 2022. Kế hoạch hành động Hà Nội dự kiến sẽ được các nhà Lãnh đạo các nước GMS xem xét và thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh GSM lần 6 sẽ được tổ chức vào tháng 3 năm 2018 tại Việt Nam.Ngoài ra, các nước GMS cũng đã rà soát Khung chiến lược và kế hoạch hành động về phát triển nguồn nhân lực GMS giai đoạn 2013-2017 bao gồm đề xuất thành lập Nhóm công tác về hợp tác y tế GMS.
Đặc biệt, hội nghị đã thảo luận và thông qua Khung đầu tư tiểu vùng giai đoạn 2018-2022 (RIF 2022), bao gồm danh mục khoảng 222 chương trình, dự án đầu tư và Hỗ trợ kỹ thuật với tổng trị giá khoảng 64 tỷ USD.Đây là danh mục để kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng các đối tác phát triển và khu vực kinh tế tư nhân nhằm giúp các nước GMS hoàn thành các chương trình dự án, ưu tiên quốc gia trong giai đoạn 2018-2022. Tại hội nghị các nước cũng đã thông qua Chiến lược ngành du lịch GMS giai đoạn 2016-2025.
Việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng GMS-22 là cơ hội để nước chủ nhà Việt Nam nâng cao được vị thế, uy tín trong khu vực và khẳng định được vai trò trong sáng kiến hợp tác GMS, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới./.>>> Đảm bảo tính nhất quán trong điều chỉnh chính sách để đạt mục tiêu tăng trưởng
>>> Giải pháp nào để dỡ bỏ rào cản cho kinh tế tư nhân phát triển?
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tiềm năng và thế mạnh trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Myanmar còn rất lớn
12:08' - 26/08/2017
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, tiềm năng và thế mạnh trong hợp tác kinh tế của hai nước còn rất lớn, nhất là các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Quảng Đông, Hong Kong (Trung Quốc)
21:27' - 19/07/2017
Chiều 19/7, Tọa đàm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Quảng Đông, Hong Kong (Trung Quốc) đã được tổ chức tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Hội nghị Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương
07:41' - 15/05/2017
Ngày 15/5, các cuộc họp liên quan trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM-2) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tiếp tục diễn ra tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Indonesia
18:11' - 08/05/2017
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia ngày 8/5 đã phối hợp với Hiệp hội Hữu nghị Indonesia - Việt Nam (IVFA) tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp song phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59' - 06/07/2025
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34' - 06/07/2025
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48' - 06/07/2025
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45' - 06/07/2025
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44' - 06/07/2025
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36' - 06/07/2025
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.