Hiệp định RCEP dự kiến sẽ ký kết vào 15/11
Hiện tại, 15 nước tham gia đàm phán đang hoàn tất các thủ tục nội bộ và nếu thủ tục được hoàn tất kịp thời lễ ký kết Hiệp định RCEP sẽ diễn ra vào ngày 15/11.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, các nước liên quan đã mất rất nhiều năm để đàm phán, thương lượng về RCEP và như vậy để thấy rằng, tầm quan trọng của hiệp định này có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực, nhất là trong bối cảnh thế giới đang bị ảnh hưởng rất nhiều, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy bởi đại dịch COVID-19.
Vì vậy, việc ký kết được RCEP sẽ tạo nên một sức bật mới, một cú hích mới cho sự phát triển thương mại trong khu vực, đặc biệt là các nước tham gia ký kết.
Điều này có ý nghĩa rất lớn với Việt Nam nói riêng, khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN năm 2020 và góp phần giúp đạt được thỏa thuận để đi đến ký kết RCEP – hiệp định đã được mong đợi từ rất lâu.
Do vậy, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng kỳ vọng, các nước hoàn tất nhanh quy trình nội bộ để Việt Nam hoàn tất ký kết vào ngày 15/11 và mở ra cơ hội các nước ASEAN; trong đó, có Việt Nam.
RCEP là hiệp định thương mại tự do được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN và 6 đối tác đối thoại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Các cuộc đàm phán về RCEP bắt đầu diễn ra vào cuối năm 2012.
Trong cuộc đàm phán phút chót ngày 4/11/2019, Ấn Độ đã rút khỏi RCEP do các vấn đề chưa được giải quyết, đặc biệt là liên quan tới thuế nông nghiệp. Ấn Độ sau đó tuyên bố không tham gia hiệp định trong năm nay.
Hiện tại, 15 nước tham gia đã kết thúc các cuộc đàm phán cho tất cả 20 chương và các vấn đề tiếp cận thị trường. Dù có Ấn Độ hay không, hiệp định đã được lên kế hoạch ký kết chính thức trong năm 2020 và dự kiến có hiệu lực từ năm 2021 hoặc tháng 1/2022./.
- Từ khóa :
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Giữ vững "cơ đồ", tận dụng thời cơ bứt phá
17:42'
Chia sẻ bên lề Đại hội, nhiều đại biểu đã bày tỏ tin tưởng, kỳ vọng vào sự phát triển toàn diện của đất nước, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ mới.
-
Kinh tế Việt Nam
35 năm đổi mới (1986-2021): Kinh tế tăng trưởng, đất nước vững bước phát triển
17:41'
Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới...
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng thu hút vốn FDI nhờ cải cách thủ tục hành chính
17:34'
Năm 2020, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt kết quả khả quan, có thể coi là “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế toàn thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo năm 2021 ngành công nghệ thông tin có nhu cầu tuyển dụng lớn
15:44'
Theo tổ chức tuyển dụng Navigos Group, năm 2021 được nhận định là năm bản lề của chuyển đổi số Việt Nam nên việc gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự ở lĩnh vực công nghệ thông tin là xu thế tất yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Tin tưởng đất nước tiếp tục có bước phát triển mới
14:15'
Nhiều đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng đã bày tỏ đồng tình, ủng hộ cao đối với Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Tin tưởng vào những triển vọng mới, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
13:00'
Bên lề Đại hội XIII của Đảng, các đại biểu bày tỏ niềm phấn khởi, tin tưởng về những triển vọng mới của đất nước, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh cải thiện môi trường đầu tư thu hút nguồn lực phát triển
12:40'
Phóng viên TTXVN trao đổi với ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng về cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nguồn lực phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Séc: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
12:08'
Nhân dịp diễn ra Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thông Séc đã có hàng loạt bài đánh giá cao những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong những năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực nào cho tăng trưởng kinh tế năm 2021?
11:42'
Năm 2020, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu kép về kiểm soát dịch bệnh và là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng GDP đạt 2,91%.