Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về ngân sách EU
Ngày 20/2, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tham gia hội nghị tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về ngân sách giai đoạn 2021-2027, với những vấn đề trước mắt như khoảng trống đóng góp lên tới 75 tỷ euro do sự ra đi của Anh và nhu cầu tài trợ cho các sáng kiến của Thỏa thuận xanh châu Âu có tổng trị giá lên tới 1.000 tỷ euro.
Theo truyền thống, các lãnh đạo EU luôn cần 2 hội nghị thượng đỉnh để quyết định khung tài chính dài hạn (MFF), sau khi đã tiến hành các cuộc đàm phán khó khăn theo chu kỳ 7 năm/lần.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, hội nghị lần này còn phức tạp hơn bởi sự thiếu hụt trong ngân sách cho giai đoạn tiếp theo khi Anh đã chính thức rời EU.
Tuy nhiên, lần này, do thời gian eo hẹp nên Ủy ban châu Âu (EC) muốn phá vỡ truyền thống trên để giải quyết vấn đề phức tạp này chỉ sau một hội nghị.
Để thúc đẩy các cuộc đàm phán, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đưa ra một đề xuất làm cơ sở thảo luận, đó là tổng ngân sách gói gọn trong 1.094,8 tỷ euro cho giai đoạn 7 năm, thấp hơn khoảng 40 tỷ euro so với đề xuất ban đầu của EC.
Đề xuất này cho phép bổ sung ngân sách cho chính sách gắn kết và chính sách nông nghiệp chung nhưng dự kiến tổng ngân sách cho hai lĩnh vực này vẫn ghi nhận mức giảm tổng thể 80 tỷ euro so với hiện tại.
Ngoài ra, đề xuất cũng bao gồm khoản 7,5 tỷ euro cho Quỹ chuyển đổi công bằng do Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đề xuất.
Quỹ này dành cho các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự chuyển đổi năng lượng, qua đó khuyến khích các nước thành viên còn do dự trong vấn đề này.
Cùng với đó, ông Michel cũng đề xuất giải pháp để tạo nguồn thu mới cho EU bên cạnh các khoản đóng góp của quốc gia thành viên, như thu thuế nhựa không tái chế và nguồn thu từ thị trường carbon châu Âu.
Dù đã có nhiều cuộc làm việc riêng với các nước thành viên, nhưng ông Charles Michel hiện chưa thể đưa ra lịch trình cũng như thời gian dự kiến đạt được kết quả về khung ngân sách dài hạn.
Hiện cũng còn tồn tại bất đồng về mức đóng góp của các quốc gia thành viên. Một số nước như Hà Lan, Áo, Thụy Điển và Đan Mạch muốn giới hạn ở mức 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Đức, quốc gia đóng góp lớn nhất, sẵn sàng chấp nhận thêm một chút nhưng 1,07% được đánh giá là quá cao đối với Berlin.
EC đề xuất mức đóng góp 1,1% và Nghị viện châu Âu (EP), cơ quan sẽ bỏ phiếu thông qua kế hoạch ngân sách, đề ra mức 1,3%.
Pháp, giống như 15 quốc gia thành viên khác, muốn tận dụng Brexit để chấm dứt tình trạng đóng góp được cho là "thấp" của 5 quốc gia giàu có gồm Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Áo và Thụy Điển.
Một mình Đức hiện phải gánh tới 20% ngân sách châu Âu và khoản đóng góp của họ sẽ tăng lên 25% trong ngân sách dài hạn mới.
Ngày 19/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã dự đoán các cuộc đàm phán về khung ngân sách dài hạn tại cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên sau Brexit sẽ "rất khó khăn và phức tạp".
Bà Merkel đánh giá các mối quan tâm của nhiều nước thành viên chưa được xem xét đầy đủ trong nhiều lĩnh vực và do đó các cuộc đàm phán sẽ không dễ để tìm được sự thống nhất.
Trước đó, Bộ trưởng Pháp phụ trách vấn đề châu Âu Amélie de Montchalin khẳng định các nước thành viên muốn đi đến một thỏa thuận nhưng không phải là "bằng bất cứ giá nào".
Với việc thiếu đi một thành viên như Anh, EU được cho là sẽ vất vả để tìm ra sự cân bằng giữa các chính sách truyền thống như chương trình gắn kết dành cho các nước kém phát triển nhất và hỗ trợ nông nghiệp, với các ưu tiên mới được đặt ra như cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hay củng cố khả năng an ninh và quốc phòng để có thể khẳng định được vị thế địa chính trị trong một tương lai đầy biến động./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EC: Kinh tế EU sẽ tăng trưởng 1,4% trong năm 2020 và 2021
11:50' - 19/02/2020
Theo Dự báo kinh tế mùa Đông 2020 do Ủy ban châu Âu (EC), kinh tế EU sẽ tăng trưởng ở mức 1,4% trong năm 2020 và 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Những thách thức đối với "sức mạnh" của EU sau Brexit (Phần 2)
06:00' - 17/02/2020
Các cuộc đàm phán liên quan tới Brexit là vấn đề nhiều sức ép nhất, nhưng có thể không phải là quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Những thách thức đối với "sức mạnh" của EU sau Brexit (Phần 1)
06:00' - 16/02/2020
Brexit là một sự kiện được so sánh như Bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức thống nhất, làm đảo lộn cảnh quan châu Âu. Sau khi Anh rời EU, liên minh gồm 27 nước thành viên còn lại sẽ ra sao?
-
Tài chính
Đức muốn ngân sách EU hạn chế ở mức 1% GDP của khối
16:28' - 16/09/2019
Các nguồn tin ngoại giao cho biết Chính phủ Đức muốn ngân sách của EU giai đoạn 2021-2027 hạn chế ở mức 1% GDP của khối, thấp hơn mức 1,11% do EC đề xuất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Doanh thu của Kênh đào Suez dự kiến đạt 7 tỷ USD
08:31'
Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohamed Maait cho biết doanh thu của Kênh đào Suez dự kiến sẽ đạt khoảng 7 tỷ USD trong tài khóa kết thúc vào cuối tháng 6/2022, tăng đáng kể so với tài khóa trước.
-
Kinh tế Thế giới
Đức và Senegal thúc đẩy hợp tác khai thác khí đốt
08:04'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới thủ đô Dakar của Senegal để thảo luận với Tổng thống nước chủ nhà Macky Sall về hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng mới của Australia tuyên thệ nhậm chức
07:59'
Ngày 23/5, lãnh đạo Công đảng Australia, ông Anthony Albanese, đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng thứ 31 của nước này, sau khi giành chiến thắng ấn tượng trong cuộc bầu quốc hội liên bang vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành sản xuất ô tô Trung Quốc "gặp khó" bởi chiến lược "Không COVID"
06:30'
Báo Le Monde mới đây có bài viết cho biết ngành công nghiệp sản xuất ô tô Trung Quốc đang hứng chịu hậu quả nặng nề do chính sách phong tỏa được áp đặt ở một số thành phố lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị APEC kết thúc sau khi đàm phán về lương thực, năng lượng và chuỗi cung ứng
20:09' - 22/05/2022
Ngoài vấn đề Nga-Ukraine, Bộ trưởng của 21 nền kinh tế tham gia APEC đã thảo luận về các vấn đề như an ninh lương thực, giá năng lượng tăng cao và chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ
18:56' - 22/05/2022
Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ, cũng như vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị WEF được tổ chức trực tiếp tại Davos lần đầu từ khi dịch COVID-19 bùng phát
14:38' - 22/05/2022
Hội nghị WEF được tổ chức trực tiếp tại Davos lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng đắc cử Anthony Albanese cam kết cải thiện hình ảnh đất nước
14:18' - 22/05/2022
Ngày 22/5, Thủ tướng đắc cử Australia Anthony Albanese nhấn mạnh ông muốn thay đổi đất nước Australia, theo đó sẽ thay đổi chính sách về khí hậu để cải thiện hình ảnh của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội hiện thực hóa mục tiêu cường quốc xanh
13:24' - 22/05/2022
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ vào cuối ngày bầu cử quốc hội liên bang 21/5 cho thấy Công đảng Australia (ALP) đã giành được quyền thành lập chính phủ mới ở nước này.