Hội nghị trực tuyến Chính phủ và các địa phương: Làm gì để bứt phá?
Đặt câu hỏi “Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp phải làm gì và làm như thế nào để sự phát triển của Việt Nam bứt phá mạnh mẽ hơn nữa, không bị dẫm chân vào chiếc bẫy thu nhập trung bình, không bị tụt lại trong cuộc đua tiến đến sự khá giả và phồn vinh cho mọi người dân Việt Nam và không một ai phải đứng bên lề của sự phát triển”, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương tổ chức ngày 28/12 ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ rõ những hạn chế, khó khăn, qua đó đưa ra những quyết sách nhằm thực hiện thành công mục tiêu kế hoạch năm 2018.
Đánh giá về những kết quả kinh tế đạt được trong năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục. Đó là tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm, chất lượng và tốc độ tăng trưởng chưa bền vững, năng suất lao động còn thấp, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhưng chất lượng, hiệu quả, quy mô hoạt động, sức cạnh tranh thấp. Hạn chế nữa là tính kết nối giữa khu vực tư nhân trong nước và khu vực đầu tư nước ngoài FDI) còn nhiều hạn chế. Việc xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn; cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đạt thấp. Thủ tướng cũng chỉ ra, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động của thị trường quốc tế còn yếu; dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ còn hạn hẹp trong khi nhu cầu nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh rất lớn. Lần đầu tiên tham dự hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lưu ý Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tuyệt nhiên không chủ quan, thoả mãn; không say sưa với thành tích, thắng lợi. Bởi vì đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Đó là tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; xuất hiện xu hướng bảo hộ trở lại và chống tự do hoá thương mại và đầu tư ở nhiều nơi. Trong khi đó, những hạn chế, yếu kém tích tụ, tồn đọng từ lâu của nền kinh tế và trong nhiều lĩnh vực xã hội như tình trạng làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí xảy ra ở nhiều doanh nghiệp, dự án còn nặng nề; tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", "trên bảo dưới không nghe", kỷ cương phép nước bị buông lỏng còn diễn ra ở nhiều nơi gây hậu quả xấu, bức xúc xã hội.Mà việc này không dễ một sớm một chiều khắc phục đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, lộ trình phù hợp, sự chỉ đạo kiên quyết, kiên trì, chắc chắn, khoa học mới có thể giải quyết được.
Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, có xu hướng tác động nặng nề hơn đến sản xuất và đời sống của nhân dân cũng cũng là khó khăn tác động tới nền kinh tế năm tới. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, năm 2017 nhiều bộ, ngành đã chủ động rà soát, lên kế hoạch cải cách điều kiện đầu tư, kinh doanh, theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa khoảng 55,5% tổng số các điều kiện đầu tư kinh doanh.Bộ Xây dựng đã rà soát, đề xuất bãi bỏ 5 ngành, nghề không thuộc Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư; rà soát, dự kiến đề xuất bãi bỏ khoảng 41,3%; đơn giản hóa 43,7%...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bãi bỏ, sửa đổi theo hướng rút gọn 118 điều kiện trong tổng số khoảng 345 điều kiện, thuộc 33 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; trong đó, tiếp tục đề xuất bãi bỏ 20 ngành, nghề không cần thiết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhìn nhận, qua rà roát, hiện vẫn có 4 nhóm vướng mắc, bất cập về môi trường đầu tư, kinh doanh, các chính sách an sinh xã hội.Cụ thể, có 17 luật liên quan đến đầu tư kinh doanh, an sinh xã hội cần được ban hành văn bản quy định chi tiết; trong đó, có 10 luật, nghị quyết liên quan đến đầu tư kinh doanh.
Tính đến ngày 20/12/2017 còn 17/28 văn bản quy định chi tiết các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh chưa được ban hành.
Pháp luật về đầu tư, kinh doanh còn có một số quy định chồng chéo, chưa đồng bộ, còn thiếu nhất quán; trong đó có các luật liên quan trực tiếp như Luật Cạnh tranh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường, Bộ luật Lao động. Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp chính điều kiện đầu tư kinh doanh chưa hợp lý đã làm hạn chế cơ hội gia nhập thị trường, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, năng suất lao động của doanh nghiệp, tạo kẽ hở cho các hành vi nhũng nhiễu. Trước yêu cầu bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, nhất là đối với những ngành nghề đặc thù, Bộ trưởng Lê Thành Long kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo các bộ, ngành quyết tâm thực hiện các chương trình xây dựng văn bản pháp luật, không để xảy ra tình trạng xin rút, hoãn hay nợ đọng; tập trung triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tăng cường công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đề cập vấn đề này dưới góc độ triển khai Nghị quyết 35, 19 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế, lấy tinh thần phục vụ doanh nghiệp làm phương châm hoạt động của chính quyền các cấp đã có tác động tích cực, góp phần quan trọng đạt được các mục tiêu đề ra của nghị quyết. Từ đó, lòng tin của người dân, doanh nghiệp được củng cố. Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp diễn ra sôi động từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Dũng cũng đề cập tới những hạn chế. Đó là thứ hạng môi trường kinh doanh dù cải thiện nhưng vẫn còn thiếu tính bền vững.Nhiều bộ chỉ số đã cải thiện nhưng trong đó lại có những chỉ số không cải thiện như hiệu quả trị trường hàng hóa, chất lượng cơ sở hạ tầng…
Do đó, để tăng cường cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cần mạnh mẽ thực hiện Nghị quyết 19 và 35 của Chính phủ.Về phía Bộ sẽ công bố danh sách các bộ ngành, địa phương các bộ ngành chậm triển khai 2 nghị quyết này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ
16:00' - 28/12/2017
TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị trực tuyến Chính phủ các địa phương: Bàn giải pháp cho mục tiêu kinh tế năm 2018
11:52' - 28/12/2017
Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2018 đã đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương
10:09' - 28/12/2017
Sáng 28/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ bắt đầu Hội nghị trực tuyến kéo dài 1,5 ngày với các địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Israel tăng gần 45%
19:03'
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Trung Đông, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel vẫn đạt 1,565 tỷ USD, tăng 44,64% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị thông xe một làn sau vụ sạt lở đất tại Quốc lộ 15D
19:00'
Ban Quản lý bảo trì giao thông (Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị) đang phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan thông xe một làn sau vụ sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 15D.
-
Kinh tế Việt Nam
Đợt đặc xá dịp 2/9 có ý nghĩa đặc biệt, diện đối tượng được xem xét mở rộng hơn
18:03'
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, với ý nghĩa đặc biệt của đợt đặc xá dịp 2/9 nên phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá được mở rộng hơn đợt 1 dịp 30/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marc Knapper: Nhiều trụ cột hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
17:48'
Ngày 8/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã gặp gỡ báo chí để thông tin về những cột mốc quan trọng và định hướng tương lai của mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel hợp tác đào nhân lực về AI
17:40'
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel phối hợp tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của Thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam huy động hơn 7 tỷ USD cho chuyển đổi năng lượng công bằng
16:59'
Việt Nam xác định 24 dự án phù hợp JETP với tổng vốn cần huy động 7,04 tỷ USD, trong đó 3 dự án đầu tiên đã đạt thỏa thuận tín dụng từ các đối tác quốc tế thuộc nhóm IPG.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án “treo” Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
16:34'
Hiện Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đang tổng hợp trình UBND thành phố xem xét phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thiết kế đồng bộ hệ thống giám sát điều hành giao thông cho Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
12:44'
Hiện nay, dự án thành phần 1A thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư đang triển khai thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế phục hồi, thu nhập lao động tăng hơn 10%
10:46'
Các chính sách an sinh và quản lý hỗ trợ người lao động đang dần phát huy hiệu lực, hiệu quả. Số người lao động được bảo đảm tốt hơn về thu nhập, phúc lợi, bảo hiểm đang tăng lên.