Hội nghị trực tuyến Chính phủ các địa phương: Bàn giải pháp cho mục tiêu kinh tế năm 2018
Tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương bàn về những giải pháp triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 được tổ chức sáng 28/12, Chính phủ đã công bố Dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 để các bộ, ngành, địa phương cùng tham gia thảo luận.
Nghị quyết này là văn bản chủ đạo, quan trọng nhất trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và cả hệ thống hành chính Nhà nước trong năm 2018.Dự thảo Nghị quyết gồm 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm với 59 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Theo đó, căn cứ mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đề ra một số chỉ tiêu cụ thể trong các ngành, lĩnh vực. Đó là tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,7% (Quốc hội giao 6,5% đến 6,7%); trong đó khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,0% (nông nghiệp 2,25%, lâm nghiệp 6,5%, thủy sản 5%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,7% (công nghiệp 7,3%, xây dựng 9,2%); khu vực dịch vụ 7,4%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 8% đến 10% (Quốc hội giao tăng 7% - 8%); trong đó xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 36 - 37 tỷ USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ khoảng 10%; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 15 triệu lượt. Cùng với đó, năm 2018 có 2 huyện và 37% xã đạt chuẩn nông thôn mới cũng như thành lập mới khoảng 135 nghìn doanh nghiệp. Về các chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng, năm 2018 phấn đấu tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 41%; hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) đạt khoảng 6,2%; năng suất lao động tăng 5,9%; tỷ lệ đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trên 43,5%. Về tăng thu ngân sách Nhà nước đạt 3% so với dự toán Quốc hội giao; tỷ lệ nợ đọng thuế dưới 5% tổng thu; chi đầu tư phát triển đạt 26% tổng chi ngân sách Nhà nước, giải ngân chi đầu tư công đạt 100% dự toán Quốc hội gittxao. Dư nợ công khoảng 63,9%; nợ Chính phủ khoảng 52,5%; nợ nước ngoài của quốc gia 47,6% GDP. Dự thảo Nghị quyết cũng xác định rõ, năm 2018 sẽ đơn giản hóa, cắt giảm 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm kiểm tra chuyên ngành; cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh; năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh đạt mức ASEAN-4…
Chính phủ nhận định, năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Do đó để đạt các mục tiêu trên, dự thảo Nghị quyết sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Đó là giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong đó, phấn đấu giảm lãi suất cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, ổn định thị trường ngoại tệ; tăng cường kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước; đơn giản hóa thủ tục hành chính xuất nhập khẩu, nhất là kiểm tra chuyên ngành; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt, tập trung thực hiện quyết liệt và đồng bộ 3 đột phá chiến lược. Đây là một trong những nhiệm vụ được đề cập đậm nét trong Dự thảo Nghị quyết. Theo đó, Dự thảo đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực thi theo tinh thần thượng tôn pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiệu quả; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Trong năm 2018 phải tạo chuyển biến rõ nét và thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cụ thể, thực hiện quyết liệt cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo Nghị quyết và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng; đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công; thu hút có chọn lọc các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cùng đó, đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch; tạo chuyển biến căn bản trong việc xử lý các doanh nghiệp, dự án thua lỗ. Thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Dự thảo cũng đề cập tới việc đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp phục vụ nông nghiệp; công nghiệp hỗ trợ gắn với liên kết chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, công nghệ thông tin, truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, du lịch... Đồng thời rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, nâng cao hiệu quả điều phối liên kết vùng; phát huy mạnh mẽ vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế lớn. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; trong đó quản lý chặt chẽ, khắc phục tình trạng lãng phí tài nguyên đất, đất để hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích; kiểm soát đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và có cơ chế đột phá huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính cũng là nội dung quan trọng được Chính phủ đề cập trong Dự thảo Nghị quyết này; trong đó giải pháp thực hiện là tập trung siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ người dân gắn với sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế năm 2017 khởi sắc ở hầu hết các lĩnh vực
18:28' - 27/12/2017
Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2017, tăng trưởng kinh tế khởi sắc với tốc độ tăng quý sau cao hơn quý trước ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2017, GDP ước tăng 6,81%, vượt mục tiêu đề ra
15:07' - 27/12/2017
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016; trong đó, quý I tăng 5,15%, quý II tăng 6,28%, quý III tăng 7,46% và quý IV tăng 7,65%.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP không chỉ phụ thuộc vào một số ngành, lĩnh vực
14:02' - 02/11/2017
Kết quả tăng trưởng đạt được không chỉ phụ thuộc vào một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm như Sam Sung hay một số sản phẩm thép, mà tăng trưởng đồng đều ở tất cả các ngành, lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều gì tạo nên mức tăng trưởng GDP ấn tượng trong 9 tháng?
17:23' - 04/10/2017
Tiếp đà tăng trưởng của quý II, quý III đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ của các ngành, lĩnh vực kinh tế để tạo ra con số tăng trưởng 7,46%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.