Hội thánh Đức Chúa Trời - Bài cuối: Cần một sự thức tỉnh
Đức tin ấy, giáo lý tôn giáo ấy tiếp thêm cho họ sức mạnh, niềm tin vươn lên, vượt qua mọi khó khăn thách thức, đưa con người hướng thiện, làm những điều tốt đẹp, có ích cho gia đình và xã hội.
Thực tế các tôn giáo ở nước ta hiện nay, từ Phật giáo, Công giáo đến Tin lành đều răn dạy tín đồ, phật tử sống tốt đời, đẹp đạo, hiếu hòa, hiếu kính, vị tha, làm tốt nghĩa vụ với xã hội, với đồng bào, Tổ quốc. Chức sắc, nhà tu hành thường giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức thượng tôn pháp luật. Đạo Phật có phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” với tinh thần đồng hành cùng dân tộc. Đạo Công giáo có đường hướng “Kính Chúa, yêu nước”, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”, “người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”, không chỉ chu toàn trách nhiệm với gia đình riêng, người Công giáo phải hướng ra xã hội, phải có trách nhiệm với tha nhân, với quê hương, đất nước.Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chỉ ra: “Lòng yêu nước của chúng ta phải thiết thực, nghĩa là chúng ta phải ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối chính sách pháp luật của Nhà nước và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam giầu mạnh, tự do, hạnh phúc”…
Đạo Tin lành kêu gọi tín hữu của mình luôn tâm niệm “sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội.
Đi ngược lại với giáo lý tốt đẹp ấy, thời gian qua, không ít người đã tin theo một cách mê muội cái gọi là “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”.Họ như bị bỏ bùa mê thuốc lú, bỏ chồng con, bỏ cha mẹ, làm những việc trái với luân thường đạo lý, quay lưng với xã hội, với gia đình.
Họ bị “tẩy não” bởi những điều mê tín dị đoan quái đản rằng “cuộc sống trần gian chính là ngục tù”, “hình hài do cha mẹ ban cho thật ra là lớp áo tù”, nên nhất định phải sớm cởi bỏ nó để về với Chúa, về một nơi “có sự sống mãi mãi, vĩnh hằng do Chúa Trời tạo ra”, sớm về thiên đường để tận hưởng sung sướng.
Những thành viên có ý định rời bỏ bị đe dọa: “những người rời bỏ đã bị chết về phần linh hồn”, sẽ bị “đốt trong lửa địa ngục đời đời”, sẽ “không được bảo vệ khỏi tại họa” hay sẽ “gặp một vụ tai nạn giao thông khủng khiếp” hoặc “bị ốm nặng ”… đã khiến họ lo sợ, cam chịu tiếp tục làm tù nhân cho tổ chức cuồng giáo này. Họ thay đổi tính cách, trở thành những người thần kinh không bình thường, không thiết đến cuộc sống hiện tại, nghe giảng đạo ngày qua ngày để mong được lên thiên đàng.
Nhiều người không biết mình đang làm những việc vô bổ, làm tổn thương người thân, gây tổn hại cho gia đình và xã hội mà vẫn “đau đáu” với sứ mạng “cứu thế”, cảm thấy đau khổ khi “cứu” được người ngoài mà không “cứu” được người trong gia đình. Họ phải bỏ tiền ra đóng góp hội phí tương đương 10% mức thu nhập/tháng, trong khi công việc và thu nhập của họ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sinh hoạt bị đảo lộn, sự nghiệp tiêu tan.Nhiều sinh viên vẫn đang sống dựa vào gia đình cũng phải đều đặn trích 10% số tiền được cha mẹ chu cấp để đóng hội phí mà vẫn tin theo một cách mù quáng, bê trễ việc học hành để nghe rao giảng và truyền đạo trái pháp luật.
Một đại biểu Quốc hội đã từng khẳng định rằng “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” không phải là tôn giáo mà là một thứ quái thai về tâm linh, lợi dụng lòng tin của nhiều người nhẹ dạ, cả tin, giết chết tinh thần xã hội bằng những giáo lý trái với thuần phong mỹ tục. Cũng không oan khi các tổ chức và chức sắc tôn giáo gọi cái gọi là “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” này là “tà đạo”. Dù pháp luật Việt Nam không quy định “tà đạo” hay “chính đạo” và dù là đạo nào nếu vi phạm pháp luật vẫn phải xử lý nghiêm minh, song, “tà tâm” của những đối tượng cầm đầu các nhóm “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” là điều không cần phải bàn cãi. Dù cho cơ quan chức năng có vào cuộc xử lý, song, như một thứ “ung nhọt”, chặn chỗ này, các nhóm lại bung ra chỗ khác. Những đối tượng cầm đầu có thể bị xử lý, các điểm nhóm có thể không có đất để tồn tại, không được hình thành, nhưng “mầm bệnh” ấy vẫn âm ỉ trong mỗi con người đã bị tiêm nhiễm. Gột rửa những tội lỗi do họ gây ra, triệt “nọc” căn bệnh ấy không thể ngày một, ngày hai. Nó đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của cơ quan chức năng; sự yêu thương, quan tâm sâu sát, kiên trì vận động của mỗi gia đình; và trên hết, là sự thức tỉnh của những người đã lầm đường tin theo “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”. Quay đầu là bờ! Mỗi người cần tỉnh táo và cảnh giác với những biểu hiện tiêu cực, lệch chuẩn về đạo đức xã hội, đảo lộn các giá trị dân tộc, tạo xung đột văn hóa của cái gọi là “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Hội thánh Đức chúa Trời - Bài 3: Những kẻ mượn danh để làm điều sai trái
13:15' - 09/05/2018
Việc đấu tranh loại bỏ các nhóm này là cần thiết để mang lại bình yên cho mỗi gia đình, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.
-
Đời sống
Hội thánh Đức Chúa Trời - Bài 2: Các hoạt động vi phạm pháp luật
20:29' - 08/05/2018
Hội thánh của Đức Chúa Trời không dạy tín đồ về nhà đập bàn thờ tổ tiên vì đó là sự tôn trọng truyền thống gia đình. Không được phép vì khác đức tin mà xa cách gia đình, xa cách xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội thánh Đức Chúa Trời - Bài 1: Nhận diện
17:18' - 07/05/2018
Thời gian gần đây, một số nhóm liên quan đến tổ chức “Hội thánh của Đức Chúa Trời” đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, gây bất ổn trong xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng tiếp tục phân cấp tối thiểu 50% trên tổng số nhiệm vụ còn giữ lại
21:28' - 25/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ban hành Công điện về việc tiếp tục triển khai, thực hiện nhiệm vụ phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
19:15' - 25/05/2025
Trước những chuyển động phức tạp hiện nay, hơn bao giờ hết ASEAN cần củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của mình, thể hiện tiếng nói chung mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Malaysia trở thành hình mẫu hợp tác trong ASEAN
19:13' - 25/05/2025
Hai bên thống nhất nhanh chóng hoàn thành khung Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030; thiết lập cơ chế gặp nhau giữa hai Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng
17:41' - 25/05/2025
Cả nước đã triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại 163 trạm thu phí với hơn 6 triệu phương tiện đã được dán thẻ và đang thúc đẩy mở rộng dịch vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đề xuất tầm nhìn hợp tác báo chí số có trách nhiệm
17:40' - 25/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, Diễn đàn Hợp tác Truyền thông ASEAN – Trung Quốc 2025 đã chính thức khai mạc ngày 25/5 tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi
17:22' - 25/05/2025
Đúng 15 giờ, Lễ an táng bắt đầu được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi
16:57' - 25/05/2025
Chiều 25/5/2025, Linh xa đưa linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về an táng tại nghĩa trang thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi – quê hương của ông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu Malaysia
15:01' - 25/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Malaysia nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Nghệ An đẩy mạnh các cơ hội giao lưu, hợp tác kinh tế tại Đức
14:24' - 25/05/2025
Nghệ An có thế mạnh về đất đai và nguồn nhân lực, thị trường lớn với 3,7 triệu dân, rất tiềm năng để các doanh nghiệp Đức đến tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư.