Hơn 3.500 tỷ đồng thu từ thuế nhập khẩu xăng dầu
Ngày 19/3, Bộ Tài chính cho biết, năm 2015, số thuế (thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt) thu từ xăng dầu nhập khẩu là 35.923 tỷ đồng, nhưng thực tế số thuế hoàn theo chứng từ doanh nghiệp nộp bổ sung C/O mẫu D (là 3.502 tỷ đồng, chiếm 9,75% tổng số thuế đã nộp).
Tuy nhiên, số liệu hoàn thuế nhập khẩu này chỉ là số liệu sơ bộ vì có thể thời gian tới, doanh nghiệp xăng dầu đã nộp thuế nhập khẩu ưu đãi có thể tiếp tục nộp bổ sung hồ sơ C/O nên sẽ được hoàn trong các tháng tiếp theo.
Bộ Tài chính cũng cho biết, để nhằm giảm bớt chênh lệch giữa mức thuế nhập khẩu ưu đãi với mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ các FTA của mặt hàng xăng dầu, theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 48/2016/TT-BTC ngày 17/3/2016, về việc giảm 3% thuế suất các mặt hàng dầu và xăng máy bay là để sửa sai bằng việc giảm bớt sự chênh lệch này.
Ngoài ra, về mức thuế nhập khẩu trong cơ cấu giá cơ sở điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước tính theo mức thuế nhập khẩu ưu đãi có ý kiến cho rằng tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính đã thẳng thắn chia sẻ, không phải tất cả xăng dầu nhập khẩu đều được nhập khẩu từ các nước có ký các FTA, mà ngay cả hàng hoá nhập khẩu từ các nước có ký các FTA cũng không phải tất cả đều được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các FTA đó.
Ngoài ra hàng hoá nhập khẩu từ Singapore, Hàn Quốc về tới Việt Nam cần tốn thêm khoản chi phí về vận chuyển và bảo hiểm chiếm khoảng 6-7% giá xăng dầu nhập khẩu. Tuy nhiên, “do mức thuế nhập khẩu ưu đãi cao hơn mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tại một số FTA, mà mức thuế nhập khẩu tính trong giá cơ sở điều hành giá bán lẻ xăng dầu lại tính theo mức thuế nhập khẩu ưu đãi đến thời điểm này không còn phù hợp” Bộ Tài chính thừa nhận.
Cùng với việc điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng với phương án xác định mức thuế nhập khẩu tính trong giá cơ sở điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo mức bình quân gia quyền của các Biểu thuế (thuế nhập khẩu ưu đãi và FTA), tỷ trọng xăng dầu nhập khẩu từ các nước ký Biểu thuế FTA được xác định theo quý do Tổng cục Hải quan tổng hợp, xác định qua hệ thống hải quan điện.
Bộ Tài chính khẳng định việc dùng mức thuế nhập khẩu bình quân gia quyền sẽ đảm bảo sát với thực tế hàng hoá nhập khẩu từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp xăng dầu, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, đến nay, Việt Nam đã ký kết 11 Hiệp định thương mại tự do (FTAs) trong và ngoài khu vực. Theo cam kết này, các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xăng dầu đang trong lộ trình giảm dần và giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn mà mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng xăng dầu được giảm mạnh, do việc đàm phán ký kết của từng Hiệp định tại các thời điểm khác nhau nên có các mức cam kết cắt giảm thuế suất khác nhau và vào các thời điểm khác nhau tùy theo từng Hiệp định. Theo đó, việc chênh lệch thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định là tất yếu.
Bộ Tài chính cho biết xăng thuế nhập khẩu ưu đãi là 20% thì trong ASEAN và ASEAN - Trung Quốc, mức trần là 20% nhưng từ thị trường Hàn Quốc là 10%. Mặt hàng dầu diesel thuế nhập khẩu ưu đãi (trước ngày 18/3) là 10% thì trong ASEAN là 0%, từ Hàn Quốc là 5% và từ ASEAN- Trung Quốc là 8%. Mặt hàng dầu madut thuế nhập khẩu ưu đãi của ta là 10% (trước 18/3) thì thuế trong ASEAN, Hàn Quốc là 0%, từ ASEAN- Trung Quốc chỉ có 5%.
Dầu hoả cũng chênh lệch tương tự khi thuế thuế nhập khẩu ưu đãi trước 18/3 là 13%, thuế trong ASEAN là 0% nhưng thuế từ Hàn Quốc lại là 5%, từ ASEAN- Trung Quốc là 10%. Nhiên liệu bay, thuế thuế nhập khẩu ưu đãi là 10% thì trong ASEAN, thuế 0%, từ Hàn Quốc thuế 5% và từ ASEAN- Trung Quốc là 15%.
Từ 18/3, các mặt hàng dầu này đã đồng loạt hạ xuống mức thuế 7% nhưng vẫn là mức cao hơn các mức thuế ưu đãi theo FTAs trên; t rong đó, riêng mặt hàng xăng vẫn giữ nguyên mức 20%, vì mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu Atiga là 20%, chỉ có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu Việt Nam-Hàn Quốc là 10%, nhưng là mức mới được quy định. Thực tế xăng nhập khẩu từ Hàn Quốc chưa nhiều và chưa có thông tin về chứng nhận xuất xứ C/O đối với loại hàng hoá nhập khẩu này.
Các mặt hàng dầu diezen, dầu hoả, mazut, nhiên liệu bay giảm từ 10% và 13% xuống 7%, vì thực tế hàng hoá nhập khẩu từ Singapore, Hàn Quốc về tới Việt Nam cần tốn thêm khoản chi phí về vận chuyển và bảo hiểm chiếm khoảng 6-7% giá xăng dầu nhập khẩu, tương đương với mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 7%./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 18/3 giảm thuế ưu đãi nhập khẩu xăng dầu
20:21' - 18/03/2016
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký ban hành Thông tư số 48/2016/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
-
Xe & Công nghệ
Thuế nhập khẩu trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu
20:23' - 15/03/2016
Ngày 15/3, Bộ Tài chính cho biết giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu là giá để làm căn cứ điều hành giá xăng dầu trong nước, trong đó thuế nhập khẩu để tính giá được căn cứ vào thuế MFN.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương lên tiếng về thuế xăng dầu
19:32' - 14/03/2016
Chiều 14/3, Bộ Công Thương đã có thông tin về việc áp dụng mức thuế nhập khẩu xăng dầu trong tính giá cơ sở.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Reuters: Mục tiêu tài chính khí hậu tại COP29 được nâng lên 300 tỷ USD
15:03' - 23/11/2024
Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
20:15' - 22/11/2024
Ngày 22/11, bitcoin tiếp tục lập đỉnh mới, vượt mức hơn 99.000 USD trước khi giảm nhẹ xuống còn khoảng 98.500 USD, tăng 0,5% trong ngày.
-
Tài chính
Thâm hụt chi tiêu công của Chính phủ Anh cao thứ ba trong lịch sử
07:30' - 22/11/2024
Riêng trong tháng 10/2024, thâm hụt chi tiêu công của Anh là 17,4 tỷ bảng, cao hơn mức dự báo 12,3 tỷ bảng của các nhà kinh tế, tăng 1,6 tỷ bảng so với cùng thời điểm của năm ngoái.
-
Tài chính
Bitcoin phá ngưỡng 97.000 USD
15:27' - 21/11/2024
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 97.000 USD trong bối cảnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang nỗ lực củng cố ảnh hưởng với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Kiểm soát chi thúc đẩy giải ngân vốn đầu công
15:04' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Nam Định yêu cầu kiểm soát chi tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung kiểm soát, thanh toán kịp thời với các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm của tỉnh
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục phi mã, lần đầu vượt mốc 95.000 USD
10:11' - 21/11/2024
Ngày 21/11, giá Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục mới, lần đầu tiên vượt mốc 95.000 USD, được thúc đẩy bởi kỳ vọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng quy định đối với tiền kỹ thuật số.
-
Tài chính
Khó thu hồi nợ thuế đối với doanh nghiệp chây ỳ
09:14' - 21/11/2024
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh cho biết, đến hết tháng 9/2024 tổng số tiền thuế nợ tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trên 536,7 tỷ đồng, giảm 39,8 tỷ đồng so với thời điểm tháng 8/2024.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thuế suất cao khiến thừa kế bất động sản trở thành gánh nặng
12:06' - 20/11/2024
Theo số liệu do Tổng cục Thuế Hàn Quốc công bố ngày 19/11, trong năm 2023, có 10.712 trường hợp người thừa kế bị đánh thuế có tuổi trên 80 tuổi, chiếm 53,7% tổng số trường hợp thừa kế trong cả nước.
-
Tài chính
Bitcoin lập đỉnh mới
10:31' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Bitcoin đã lập đỉnh mới, vượt ngưỡng 94.000 USD khi có thông tin cho biết công ty truyền thông của ông Trump đang thương lượng mua công ty giao dịch tiền điện tử Bakkt.