Họp báo Chính phủ: Ba biện pháp kiềm chế tăng giá xăng dầu
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 tổ chức chiều 4/6, trả lời câu hỏi liệu có tính toán về việc giảm thuế, phí cũng như còn giải pháp nào để bình ổn giá xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, có 3 biện pháp cần lưu ý, tập trung thực hiện nhằm kiềm chế mức tăng của giá xăng dầu.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, trước hết cần sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) một cách hiệu quả và linh hoạt để hạn chế biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động giá của thế giới, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Vừa qua, giá xăng dầu tăng là khó khăn đối với người dân, doanh nghiệp và cũng là sức ép lớn đối với sự điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, đặc biệt đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Giá bình quân một số mặt hàng xăng dầu thế giới tại thị trường Singapore từ đầu năm đến 1/6 tăng từ 45,6 - 63,68%. Tuy nhiên, nhờ sử dụng linh hoạt, hợp lý những công cụ bình ổn giá thời gian qua, giá xăng dầu trong nước chỉ tăng từ 27,29 - 47,89%. Như vậy, rõ ràng mức tăng này thấp hơn mức tăng của thế giới. Tiếp đến phải điều chỉnh các loại thuế, phí trong cơ cấu xăng dầu. Ví dụ, hiện nay có thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu. Vừa qua, Bộ Công Thương đã đề xuất, kiến nghị và Bộ Tài chính cũng đã báo cáo Chính phủ, ngày 23/3/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 18 về giảm mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn 50% và giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trường với dầu hỏa từ ngày 1/4/2022, có hiệu lực đến hết năm nay. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục rà soát trong phạm vi cho phép để giảm tiếp các thuế có liên quan đến cơ cấu giá xăng dầu. Biện pháp thứ ba, Bộ Công Thương có quan điểm là giá xăng dầu muốn giảm được mức tăng không phải chỉ có Bộ Công Thương và Bộ Tài chính mà đây còn là trách nhiệm của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. Vì vậy, cần hướng tới đề xuất những chính sách an sinh cho người dân, hướng đến những đối tượng người nghèo, hộ chính sách… và tiếp tục có những giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu tăng như hiện nay. “Chúng tôi tin rằng với những biện pháp hiện nay và sắp tới sẽ cố gắng ở mức cao nhất để đảm bảo điều chỉnh mức giá xăng dầu trong khả năng cho phép", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói. Bổ sung thêm về các chính sách thuế thực hiện điều tiết giá xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, các chính sách thuế chúng ta đang áp dụng với xăng dầu hiện nay gồm: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng. Các sắc thuế này đảm bảo phù hợp với các thông lệ chung trên thế giới. Trung bình các nước trên thế giới tỷ trọng thuế trong giá xăng dầu chiếm khoảng 45 - 60% (trừ các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn). Tại Việt Nam, sau khi có chính sách về giảm thuế, tỷ trọng thuế với xăng khoảng 29 - 31%, còn đối với dầu diesel khoảng 13,3%. Thuế và lệ phí không quy định thu trên xăng dầu. Như vậy, có thể thấy thuế với xăng dầu của Việt Nam ở mức trung bình thấp so với thế giới. Trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao thời gian vừa qua do các nước đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch và xung đột giữa Nga - Ukraine. Với những nguời làm quản lý giá cũng rất lo lắng giá xăng dầu sẽ ảnh hưởng đến chỉ số CPI, đây là thách thức lớn trong năm 2022. Về thuế bảo vệ môi trường, trong năm 2021 - 2022, để hỗ trợ các hãng hàng không phục hồi, chúng ta đã giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Bộ Tài chính cũng đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn có mức giảm 50 - 70% để hỗ trợ giảm giá xăng dầu. Hiện tại, trong bối cảnh giá xăng dầu lên cao, ngày 21/4, Bộ Tài chính đã xin ý kiến các bộ, ngành báo cáo Chính phủ về biểu thế xuất nhập khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; trong đó, có đề xuất điều chỉnh giảm thuế suất nhập khẩu ưu đãi với xăng từ 20% xuống 12% nhằm đa dạng hóa các nguồn cung xăng dầu. Còn thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng, không có quy định về việc miễn giảm thuế đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Mặt khác, thuế tiêu thụ đặc biệt của chúng ta hiện nay với mặt hàng xăng cũng đang ở mức thấp trên thế giới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cần giám sát thực hiện đúng quy trình Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
19:55' - 04/06/2022
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thực chất được thực hiện ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 43 cũng như Chính phủ ban hành Nghị quyết 11.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Nhiều bị can lợi dụng chính sách để trục lợi
18:57' - 04/06/2022
Theo Người Phát ngôn Bộ Công an, thực hiện đúng chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lực lượng Công an đang tập trung hết sức để sớm có kết quả.
-
Ngân hàng
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Không phải tất cả lĩnh vực bất động sản đều bị kiểm soát tín dụng
18:49' - 04/06/2022
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, không phải tất cả lĩnh vực bất động sản đều bị kiểm soát mà chỉ là một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối thương mại nông lâm thủy sản Việt Nam-Anh
09:42'
Ngày 13/5, Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Đại sứ quán Việt Nam tại Anh tổ chức tọa đàm Kết nối thương mại nông lâm thủy sản Việt Nam-Anh diễn ra ở London thu hút khoảng 40 doanh nghiệp tham gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Có sự buông lỏng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
09:25'
Đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thời gian qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, có sự buông lỏng trong công tác của một số cơ quan và một số địa phương liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hàng đầu của Thái Lan tại nước ngoài
09:15'
Theo Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Urawadee Sriphiromya, qua việc tiếp xúc với khối doanh nghiệp và các nhà đầu tư, họ cho rằng Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hàng đầu của Thái Lan tại nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác về bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
08:49'
Đây là những lĩnh vực trọng tâm được xác định là hạt nhân phát triển của cả Việt Nam và Hoa Kỳ trong thập kỷ tới, qua đó góp phần cân bằng thương mại và đầu tư hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nha Trang góp mặt trong 15 điểm đến du lịch nổi bật nhất Hè 2025 của thế giới
08:19'
Theo một báo cáo được Viện Kinh tế Mastercard công bố mới đây, Nha Trang đứng thứ 11 trong 15 điểm đến du lịch nổi bật nhất mùa Hè 2025 của thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tiếp tục làm Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới
08:01'
Tại phiên họp lần thứ 247/248 của Ủy ban kỹ thuật thường trực (PTC) thuộc Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Việt Nam được tái cử giữ cương vị Chủ tịch PTC nhiệm kỳ 2025-2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
07:38'
Sáng 14/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất).
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Bình và Quảng Trị họp Ban chỉ đạo hợp nhất đơn vị hành chính tỉnh lần thứ nhất
22:12' - 13/05/2025
Chiều 13/5, Ban Chỉ đạo hợp nhất đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị đã họp lần thứ nhất nhằm thống nhất một số nội dung, đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình hợp nhất của hai tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
21:49' - 13/05/2025
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, Hải Phòng cần đặc biệt coi trọng đầu tư cho khoa học, hướng tới là thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.