Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2: Có giải pháp bù đắp tăng trưởng kinh tế
Chiều 5/2, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1, những thách thức đặt ra đối với kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã được đại diện các Bộ, ngành thông tin. Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, tại phiên họp Chính phủ, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương "phải có giải pháp bù đắp tăng trưởng". Hiện, Chính phủ không đặt vấn đề điều chỉnh hay hạ các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội đã được Quốc hội đề ra.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp Chính phủ, các thành viên Chính phủ đánh giá các bộ, ngành, địa phương trong thời gian ngắn đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona. Đây là lần đầu tiên chưa có trong tiền lệ đối với việc công bố dịch ở Việt Nam. Nhiều biện pháp hiện đang áp dụng mạnh hơn dịch SARS năm 2003, thậm chí cao hơn so với Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị. Tinh thần là chấp nhận thiệt thòi một phần lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng và cuộc sống bình yên của nhân dân.
Tuy nhiên, diễn biến dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đến thời điểm này là rất phức tạp, được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh hưởng lớn đời sống của nhân dân, cũng như tác động mạnh đến mọi mặt kinh tế - xã hội như: tăng trưởng kinh tế, đầu tư, thương mại và du lịch…
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành và địa phương không được chủ quan, lơ là, cũng không được hoang mang, dao động... Với quyết tâm không để dịch bệnh lây lan, phải coi việc phòng, chống dịch như "chống giặc", Công văn 79-CV/TW của Ban Bí thư yêu cầu cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để phòng, chống dịch. Các đồng chí Bộ trưởng, trưởng ngành cũng phải nhận diện đúng các khó khăn, thách thức, dự báo các tình huống có thể xảy ra; đề xuất và kiến nghị các giải pháp vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế với mục tiêu phấn đấu hoàn thành toàn diện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo trước Chính phủ, dự kiến nếu dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona được khống chế kịp thời trong quý I/2020 thì ước tính GDP năm 2020 tăng 6,27% so với năm trước, thấp hơn 0,53 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra. Trường hợp dịch do virus Corona kéo dài sang quý II/2020 thì tăng trưởng quý II là 5,81% thấp hơn kịch tại Nghị quyết 01/NQ-CP là 0,89 điểm phần trăm, dẫn tới ước tính GDP năm 2020, tăng 6,09% so với năm trước, thấp hơn 0,71 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% trong năm 2020 là thách thức rất lớn.
Thông tin thêm về các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong tình hình dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho hay, các kịch bản tăng trưởng này được xây dựng để phục vụ công tác điều hành vĩ mô của Chính phủ. Nếu các biến số kinh tế diễn ra bình thường, tăng trưởng thực tế có thể theo đúng kịch bản. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn nếu có các tác động tiêu cực và nếu biến số diễn biến tốt thì tăng trưởng cao hơn.
"Kịch bản Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cho thấy tác động của dịch bệnh tới tăng trưởng kinh tế năm nay là rất nghiêm trọng. Tuy nhiên đây là con số ước tính, còn tuỳ thuộcvào diễn biến thực tế cũng như chính sách, điều hành của Chính phủ", ông Phương nói. Với câu hỏi "Việt Nam có cần đưa ra các gói hỗ trợ kinh tế như một nước ứng phó với dịch bệnh?", Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, cũng là một trong số các chính sách mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị, nhưng trước tiên cần ưu tiên dành nguồn lực phòng chống, kiểm soát dịch bệnh; khi dịch đã được kiểm soát, các cơ quan chức năng sẽ xem xét áp dụng giải pháp phù hợp.
Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bày tỏ, Chính phủ tiếp tục khẳng định nhất quán tinh thần không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng mà phấn đấu ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm. Mục tiêu trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho phát triển bền vững; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng.
"Chúng ta phải điều hành, vận dụng linh hoạt các chính sách kinh tế vĩ mô để ứng phó kịp thời với những diễn biến bất lợi từ dịch do virus Corona. Đồng thời, chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ lạm phát theo kịch bản đã đề ra từ đầu năm; trong đó, tập trung giảm giá thịt lợn về mức bình thường. Theo dõi chặt chẽ sự biến động của giá cả thị trường nhằm có những giải pháp phù hợp hạn chế sự tăng bất thường của giá cả; xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, nâng giá. Với tình hình phức tạp như hiện nay, yêu cầu giảm giá xăng dầu theo giá thị trường; không tăng giá điện và các dịch vụ công trong thời gian tới. Đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, xuất xứ.”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, bước vào năm 2020, bên cạnh những kết quả đạt được của năm 2019,, bước vào năm 2020, bên cạnh những kết quả đạt được của năm 2019, đất nước đã đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 năm 2020 tiếp tục ổn định, mặc dù có nhiều chỉ số giảm vì tháng 1/2020 trùng với Tết Nguyên đán Canh Tý.
Một số kết quả nổi bật là nông nghiệp phát triển ổn định; chăn nuôi gia cầm phát triển tốt; thủy sản tiếp tục giữ đà tăng trưởng; vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp tăng 76,8%, cao nhất trong 4 năm qua. Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng 179,5%. Vốn FDI thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,2%; hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ diễn ra sôi động, nguồn hàng hóa dồi dào, phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên đán..../.
>>> Ấn tượng quốc tế về ba thập kỷ tăng trưởng liên tục của kinh tế Việt Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai ngay giải pháp giảm tác động kinh tế của dịch Corona
17:32' - 05/02/2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, các ngành triển khai thực hiện ngay các đối sách, giải pháp để giảm thiểu tác động kinh tế của dịch bệnh nCoV.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chống dịch quyết liệt nhưng không làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội
09:42' - 05/02/2020
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cần có những giải pháp mạnh mẽ nhằm đảm bảo tăng trưởng và phòng, chống dịch để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Báo chí Algeria coi Việt Nam là hình mẫu về kinh tế và xã hội
08:53' - 05/02/2020
Nhiều tờ báo và trang mạng uy tín tại Algeria đã đăng tải nhiều bài viết nêu bật ý nghĩa sự ra đời và vai trò lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp tại Hải Phòng, Hà Nam Hưng Yên
19:55'
Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký các Quyết định số 647, 648, 650/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các Khu Công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 6, dự kiến giải ngân gần 4.000 tỷ đồng cho các dự án giao thông
19:27'
Theo thông tin từ Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), dự kiến trong tháng 6/2022, nguồn vốn ngân sách giải ngân cho các dự án giao thông khoảng 3.950 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt chủ trương đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp Hòa Phú mở rộng (Bắc Giang)
18:34'
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 có quy mô 85 ha tại xã Mai Đình và xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ bố trí hơn 1.060 tỷ đồng thực hiện dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
18:18'
Theo nội dung Tờ trình số 156/TT-CP ngày 30/4/2022 của Chính phủ, chi phí giải phóng mặt bằng của dự án thành phần 2 của tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là 2.123 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần khuyến khích các sản phẩm bảo hiểm vì mục tiêu an sinh xã hội
17:35'
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Cần khuyến khích các sản phẩm bảo hiểm vì mục tiêu an sinh xã hội
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Intel
17:28'
Chiều 27/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Patrick Gelsinger, Giám đốc điều hành Tập đoàn Intel.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh kêu gọi Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam
17:27'
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh mong muốn các lãnh đạo Nhật Bản khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn cải thiện các điểm số thấp để tăng chỉ số PCI
15:52'
Chỉ số PCI năm 2021 của tỉnh Lạng Sơn đạt 63,92 điểm, tăng 1,49 điểm và tăng 13 bậc so với năm 2020 xếp hạng 36/63 trong cả nước, nằm trong nhóm tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành trung bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương mong muốn doanh nghiệp Australia đầu tư hơn nữa vào địa phương
15:33'
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đánh giá cao tiềm năng của các nhà đầu tư Australia và mong muốn các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn nữa vào tỉnh Bình Dương.