Hợp tác phát triển Ấn-Mỹ mang lại lợi ích cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương
Quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ đã đạt được một cột mốc quan trọng bằng việc sửa đổi hợp tác phát triển ba bên với các nước châu Á và châu Phi. Hai nước đã thống nhất sự bổ sung đầu tiên đối với Tuyên bố hướng dẫn nguyên tắc (SGP), chính thức mở rộng mối quan hệ đến năm 2021.
Hợp tác ba bên Ấn-Mỹ với các quốc gia châu Á, châu Phi được đưa ra tại tuyên bố chung trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hồi năm 2016 với lợi ích ban đầu là hợp tác phát triển.
Khái niệm này còn xuất hiện trước cả khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trên thực tế, khái niệm hợp tác ba bên có từ năm 2014, khi Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đồng ý cùng hợp tác với các quốc gia khác.
Hợp tác phát triển thể hiện dưới hình thức là các chương trình nâng cao năng lực đặc biệt. Các chương trình này trải rộng trên các lĩnh vực khác nhau bao gồm nông nghiệp, thương mại, đầu tư, y tế, năng lượng sạch và các lĩnh vực khác.
Cho đến nay, một trong những thành công lớn của mối quan hệ hợp tác này là Chương trình lương thực tương lai – đào tạo ba bên Ấn Độ. Đây là một sáng kiến tập trung vào việc đào tạo các nhà nông nghiệp châu Phi tại Ấn Độ khi nhận được viện trợ và hỗ trợ từ USAID.
Ngoài ra, còn có một loạt chương trình hợp tác khác giữa Ấn Độ, Mỹ và các quốc gia châu Phi như Đối tác đổi mới nông nghiệp, Nền tảng chuyển đổi sáng tạo tương lai châu Phi-Ấn Độ, Máy sấy năng lượng Mặt trời, Cầu nối đổi mới các sản phẩm từ sữa Ấn Độ-Kenya.
Tại châu Á, Mỹ và Ấn Độ cũng đạt được những tiến bộ đáng khen ngợi trong việc thực hiện các đề án, từ Sáng kiến trao quyền cho phụ nữ ở Afghanistan đến Sáng kiến hội nhập năng lượng khu vực Nam Á. Những sáng kiến này đã giúp thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và trao đổi thương mại điện năng xuyên biên giới giữa các nước Nam Á.
Theo Sáng kiến hội nhập năng lượng khu vực Nam Á, Ấn Độ và Mỹ đã tham gia tổ chức các hội thảo tại Nepal, Bhutan, cũng như các nước Nam Á khác nhằm xây dựng năng lực thiết kế, quản lý và điều hành một thực thể kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng điện.
Thông qua các chương trình này, rõ ràng việc gia hạn thỏa thuận SGP gần đây góp phần tạo ra những lợi ích tốt nhất cho cả Ấn Độ và Mỹ, cũng như củng cố vai trò chung của hai nước ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thông qua sự hợp tác trên, cả Ấn Độ và Mỹ đều nhận được sự hỗ trợ từ người dân các quốc gia mà tại đó, chương trình hỗ trợ phát triển được thực hiện. Những nỗ lực này có thể được coi là một trong những chương trình hợp tác chung quan trọng nhất của Ấn-Mỹ.
Mục tiêu chính của các sáng kiến ngoại giao công cộng như vậy là để tạo ra một ảnh hưởng tích cực cho quan hệ đối tác Ấn-Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng lớn.
Sắp xếp những lợi ích giữa hai nước sẽ tạo động lực cho quan hệ đối tác của họ, vốn cũng được củng cố thông qua Đạo luật Sáng kiến tái bảo đảm châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Quan hệ Ấn Độ và Mỹ đã trải qua một chặng đường dài từ thời Chiến tranh Lạnh đến quan hệ đối tác chiến lược hiện tại với các chiến lược hợp tác xuyên suốt từ song phương đến đa phương, từ các khía cạnh dân sự đến quân sự.
Quỹ đạo của mối quan hệ Ấn-Mỹ đã vượt ra ngoài sự thay đổi lãnh đạo và chính quyền ở hai nước. Quan hệ đối tác Ấn-Mỹ được khẳng định trong gần hai thập kỷ qua bởi cả đảng Cộng hòa và Dân chủ nắm quyền ở Mỹ, cũng như các chính phủ khác nhau ở Ấn Độ
Vị trí địa chính trị mới của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mang đến cả thách thức và triển vọng phát triển cho quan hệ Ấn-Mỹ. Một mặt, sự trỗi dậy của Trung Quốc với những chiến lược gây ảnh hưởng và phát triển quân sự đang là thách thức cho mối quan hệ Ấn-Mỹ.
Một mặt, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng mang đến cơ hội hợp tác giữa các nền dân chủ như Ấn Độ và Mỹ để phát triển quan hệ đối tác chung, thực hiện các dự án liên quan tại nước thứ ba.
Các nhà phân tích có thể đã từng chỉ ra rằng chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ thiếu sự tham gia của Ấn Độ, nhưng việc xây dựng năng lực chung gần đây giữa hai nước lại cho thấy một góc nhìn khác.
Các sáng kiến mới Ấn-Mỹ đang đánh dấu những bước tiến mạnh mẽ cho cả khu vực Ấn Độ Dương trong mối liên quan ngày càng có ý nghĩa ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ấn Độ và Mỹ thậm chí còn có thể hợp tác mạnh mẽ hơn nữa tại khu vực này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất của Ấn Độ về cải cách WTO được nhiều nước quan tâm
07:17' - 13/05/2019
Chính phủ Ấn Độ cho biết Trung Quốc và Nam Phi rất quan tâm tới đề xuất của Ấn Độ về việc bảo vệ quyền bảo lưu các điều khoản đặc biệt cho các nước đang phát triển trong WTO.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đảm bảo nguồn cung dầu cho Ấn Độ
10:00' - 07/05/2019
Ngày 6/5 Mỹ khẳng định nước này đang làm việc với các nước khác như Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) để đảm bảo nguồn cung dầu phù hợp cho Ấn Độ.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử và những tác động tới quan hệ Australia-Ấn Độ
06:00' - 30/04/2019
Mạng Interpreter đăng bài viết của Giáo sư Ian Hall thuộc Trường Quản trị và Quan hệ Quốc tế, Đại học Griffith, trong đó đánh giá triển vọng mối quan hệ Australia-Ấn Độ sau cuộc bầu cử ở hai nước.
-
Doanh nghiệp
Hãng hàng không lớn thứ hai của Ấn Độ đứng trước nguy cơ đóng cửa
21:34' - 23/03/2019
Hãng hàng không Jet Airways của Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ đóng cửa ngày càng lớn khi hãng đã phải ngừng hoạt động thêm 7 máy bay nữa trong ngày 23/3 do không thể thanh toán chi phí thuê máy bay.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ muốn trở thành nền kinh tế 10.000 tỷ USD
09:24' - 24/02/2019
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố tầm nhìn của ông đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế quy mô 10.000 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.