HSBC nhận định thế nào về lạm phát năm 2022 của Việt Nam?
“ASEAN sẽ không tránh được tác động của giá cả tăng lên. Sau khi xem xét mọi khía cạnh, chúng tôi đã có một vài thay đổi trong dự báo lạm phát, nâng mức dự báo năm 2022 với Thái Lan, Singapore, Indonesia và Philippines. Chúng tôi giảm nhẹ mức dự báo năm 2022 với Việt Nam về mức 3,5%, thay vì mức 3,7% trong dự báo trước đó, do giá thực phẩm trong nước ổn định, nhiều khả năng sẽ giúp kiềm chế lạm phát toàn phần”.
Đó là nhận định của Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC trong báo cáo “Rủi ro lạm phát lớn tới đâu” đánh giá tình hình lạm phát tại Việt Nam và các nước khác trong khu vực ASEAN mới công bố ngày 14/6.
Theo HSBC, khác với nhiều khu vực trên thế giới, lạm phát chưa phải vấn đề đáng lo ngại với Châu Á trong vòng một năm qua, tuy nhiên, tình hình đang thay đổi khá nhanh. Ở các nước thuộc khối ASEAN, rủi ro lạm phát đã có chiều hướng tăng từ đầu năm 2022 khiến cả lạm phát cơ bản lẫn toàn phần đều tăng cao hơn so với mức trước đại dịch. Mặc dù vậy, tác động ở mỗi nước là khác nhau. Cụ thể, áp lực lạm phát với Singapore, Thái Lan và Phillipines có phần nặng nề hơn trong khi ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia thì lạm phát vẫn tương đối trong tầm kiểm soát.Tuy nhiên, lạm phát toàn phần nhiều khả năng sẽ sớm tăng mạnh ở nhóm thứ hai, nhất là trong bối cảnh giá năng lượng tăng lên. Giá dầu thế giới dù đã “hạ nhiệt” so với đỉnh hồi tháng 3 vẫn ở mức cao, còn giá khí đốt tự nhiên tiếp tục tăng lên từ từ.
Báo cáo chỉ rõ: Ở Việt Nam, lạm phát giá năng lượng cũng đã kéo dài được một thời gian. Giá vận tải tăng cao kỷ lục, vượt qua lạm phát thực phẩm để trở thành động lực chính thúc đẩy lạm phát toàn phần của Việt Nam.Bên cạnh giá dầu thế giới tăng, nguồn cung xăng dầu trong nước thiếu hụt càng khiến tình trạng khan hiếm năng lượng của Việt Nam nghiêm trọng. Bất chấp giá năng lượng tăng lên, lạm phát thực phẩm ở mức vừa phải, vốn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong rổ CPI đã giúp kiểm soát mức tăng chung của lạm phát toàn phần tính tới thời điểm này.
Thời điểm hiện tại, HSBC cho rằng, rủi ro lớn hơn lại xuất phát từ giá thực phẩm tăng tại các thị trường khác trên thế giới. Điều may mắn là mặt hàng gạo – thực phẩm chính của các nước thuộc khối ASEAN – chỉ mới tăng nhẹ từ đầu năm 2022 và vẫn duy trì thấp hơn mức đỉnh của năm 2021.Mặc dù vậy, điều này cũng không đủ bù đắp cho những tác động trên diện rộng do giá tăng ở các mặt hàng thực phẩm khác. Với việc thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong rổ CPI ở nhiều nền kinh tế, đặc biệt như Philippines và Việt Nam, lạm phát toàn phần chắc chắn sẽ tăng lên nữa.
Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC cũng cho rằng, với các ngân hàng trung ương, vấn đề đáng quan tâm là mức độ ảnh hưởng của nhóm hàng năng lượng và thực phẩm lên nhóm hàng cơ bản. Theo ước tính, mức độ ảnh hưởng ở các nước ASEAN là không đồng đều; trong đó, Philippines là chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sau đó tới Malaysia và Indonesia, còn ở Việt Nam và Thái Lan thì ảnh hưởng lại hạn chế. Ngoại trừ ở Singapore, lạm phát cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát, dao động xung quanh hoặc xuống dưới mức giữa mục tiêu lạm phát hoặc mức dự báo của ngân hàng trung ương. HSBC cho rằng, mức độ gia tăng áp lực giá các mặt hàng cơ bản sẽ phụ thuộc một phần vào sự phục hồi của thị trường lao động mỗi nước, trong khi tỷ lệ thất nghiệp còn cao so với trước dịch. Điều này nhiều khả năng sẽ dẫn tới áp lực ngược lên lương và lạm phát cơ bản trong những quý tới. Các chuyên gia của HSBC cũng cho rằng, lạm phát là vấn đề cần quan tâm nhưng vẫn phụ thuộc phần nhiều vào triển vọng tăng trưởng. ASEAN vẫn đang trên đà phục hồi kinh tế đầy hứa hẹn nhờ các nước dần gỡ bớt những biện pháp hạn chế phòng dịch. Như Việt Nam tiếp tục có thể tận dụng động lực mạnh mẽ, dù ở mức vừa phải, từ chu kỳ công nghệ kéo dài; tăng trưởng xuất khẩu; cộng thêm việc mở cửa thu hút khách du lịch trở lại… Sau khi xem xét cả hai vấn đề lạm phát và tăng trưởng, HSBC cũng điều chỉnh dự báo lãi suất điều hành của Việt Nam trong năm 2022. “Trong khi lạm phát hiện tại vẫn ở dưới mục tiêu 4%, chúng tôi dự báo tình trạng giá năng lượng cao còn kéo dài sẽ tiếp tục đẩy giá cả nói chung lên. Nhiều khả năng lạm phát sẽ có lúc vượt qua trần 4% của Ngân hàng Nhà nước trong nửa sau của năm 2022 nhưng chỉ là tạm thời.Tình hình đó có thể sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý 3/2022 trước khi tăng lãi suất 3 lần, mỗi lần 25 điểm cơ bản trong năm 2023”, báo cáo của HSBC nhận định./.
Xem thêm:
>>Nhiều chỉ số kinh tế Việt Nam tăng trưởng và phục hồi mạnh mẽ
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều chỉ số kinh tế Việt Nam tăng trưởng và phục hồi mạnh mẽ
19:31' - 13/06/2022
Ngày 13/6 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) chính thức công bố bản tin Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6 năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Chùm ảnh về Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư
21:11' - 05/06/2022
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư - năm 2022 với chủ đề: “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4
14:30' - 05/06/2022
Chiều 5/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Phiên toàn thể - tọa đàm cấp cao, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam: Phát triển thị trường vốn minh bạch, hiệu quả
13:56' - 05/06/2022
Theo các chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư, để phát triển bền vững thị trường vốn, vấn đề quan trọng nhất là phải tập trung các giải pháp để minh bạch hóa thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ
07:42' - 04/06/2022
Kinh tế Việt Nam 2022 đang tiếp tục phục hồi với những triển vọng tươi sáng nhưng những rủi ro thách thức mới cũng xuất hiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tiếp tục đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
16:48'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành liên quan tiếp tục đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
16:18'
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31'
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30'
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59'
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31'
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
13:20'
Lực lượng chức năng đã triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.