HSBC Việt Nam: CPTPP sẽ tiếp sức cho tự do thương mại
Ngày 14/1, Ngân hàng Trách nhiệm Thương mại Một thành viên HSBC (Việt Nam) đã đưa ra dự báo Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam sau khi có hiệu lực tại 6 quốc gia lưu vực Thái Bình Dương – Australia, Canada, Nhật, Mexico, New Zealand và Singapore (30/12/2018), sẽ tiếp sức cho tự do thương mại.
Bước tiến này minh chứng cho những nỗ lực hướng về tự do thương mại và các hình thái thương mại vẫn đang liên tục dịch chuyển bất chấp căng thẳng thương mại đang diễn ra trên thế giới.
Cụ thể, CPTPP là một hiệp định có tầm ảnh hưởng sâu rộng giúp tự do hóa thương mại và đầu tư tại 11 nền kinh tế khu vực Thái Bình Dương bao gồm: Canada, Australia, Brunei, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Về cơ bản, CPTPP sẽ giảm 95% các loại thuế quan giữa các nước thành viên, trong đó Việt Nam có thể kỳ vọng hưởng lợi ngay lập tức về mặt thương mại.
Đặc biệt, là trong các hoạt động xuất khẩu như cắt giảm thuế trong lĩnh vực dệt may và giày dép từ phần lớn các nước thành viên CPTPP sau khi hiệp định có hiệu lực.
Mặc dù sự thay đổi là không đáng kể đối với các thị trường Việt Nam đã ký thỏa thuận thương mại song phương hay đa phương, nhưng đối với một số thị trường thì tác động sẽ rất tích cực.
Đơn cử, Canada là thị trường lớn thứ hai trong số các nước thành viên CPTPP mà Việt Nam chưa có thỏa thuận thương mại song phương. Quốc gia này, cam kết cắt giảm 94,9% các dòng thuế nhập khẩu, hay 77,9% doanh thu nhập khẩu từ Việt Nam.
Còn đối với Mexico và Peru, tác động khá tích cực khi việc nhập và xuất các sản phẩm từ hai thị trường này mang tính hỗ trợ rất nhiều thay vì xung đột với thị trường Việt Nam.
Ông Phạm Hồng Hải - Tổng Giám Đốc HSBC (Việt Nam) cho biết, trong bối cảnh các căng thẳng thương mại, CPTPP đi vào hoạt động cho thấy quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong định hướng mở cửa, tự do hóa và xây dựng hệ thống thương mại dựa trên luật định.
Đồng thời, CPTPP thực sự có ý nghĩa toàn diện và tiến bộ thể hiện ở cách điều phối các hoạt động thương mại và đầu tư khi góp phần giải quyết được một số vấn đề như thương mại điện tử và an toàn dữ liệu.
Các doanh nghiệp chắc chắn hưởng lợi từ khả năng tiếp cận 500 triệu người tiêu dùng và quy định về sự minh bạch do hiệp định này mang lại trong bối cảnh có nhiều bất ổn về chính sách thương mại.
Còn theo Ngân hàng Thế giới, CPTPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cải cách tại Việt Nam trong một số lĩnh vực như cạnh tranh, dịch vụ, hải quan, thương mại điện tử, môi trường, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, tiêu chuẩn lao động, cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ...
Bên cạnh đó, CPTPP không chỉ thúc đẩy thương mại của các nước thành viên – ước tính đến 2030 xuất khẩu của các nước CPTPP sẽ tăng hơn 6%, nhất là 8% đối với Việt Nam, mà còn dẫn đến sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi các dòng thương mại hướng về các nước thành viên, nhờ vào sức cạnh tranh tăng khi cơ hội tiếp cận thị trường cải thiện.
Việc áp dụng CPTPP sẽ mang đến nhiều lợi ích trong thập kỷ tới khi các dòng thuế quan còn lại sẽ giảm dần. Theo kết quả khảo sát HSBC Navigator, gần 4/10 (39%) các doanh nghiệp tại các nước thành viên CPTPP, trong số đó có các doanh nghiệp tại Việt Nam tin rằng hiệp định này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ không chỉ hiện tại mà còn ở tương lai.
Còn một số chuyên gia nhận định, các hiệp định tự do thương mại như CPTPP giúp đơn giản hóa quy trình xuất nhập khẩu và giảm chi phí thương mại.
Đơn cử, CPTPP mang đến lợi ích tích lũy trong thị trường CPTPP có thể sử dụng nguồn sản phẩm, dịch vụ từ các thị trường CPTPP khác, để doanh nghiệp có thể đạt đủ tiêu chuẩn được hưởng chế độ ưu đãi trong khu vực.
Với việc CPTPP bắt đầu có hiệu lực, đây là thời điểm phù hợp nhất để các doanh nghiệp tìm hiểu và tối đa hóa các lợi ích từ hiệp định.
Mặt khác, CPTPP đi vào giai đoạn có hiệu lực còn là minh chứng mới nhất cho tự do hóa thương mại tại châu Á Thái Bình Dương. Đầu năm 2019, Nhật Bản và Singapore cũng đã ký Hiệp định thương mại song phương với Liên minh châu Âu, khối thương mại lớn nhất trên thế giới.
Hiệp định thương mại giữa Việt Nam với EU đang chuẩn bị cho việc ký kết và hoàn tất. Trong khi đó, Australia, Indonesia và New Zealand đang trong vòng đàm phán với EU về các Hiệp định song phương tương ứng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
CPTPP: Tạo hệ sinh thái tốt hơn cho phát triển của doanh nghiệp
12:27' - 14/01/2019
Hiệp định CPTPP có hiệu lực mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng sẽ có nhiều thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt.
-
Kinh tế Việt Nam
CPTPP: Mở cánh cửa nhiều thách thức cho xuất khẩu Việt Nam
08:17' - 13/01/2019
Ngày 14/1/2019, CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực với Việt Nam, hứa hẹn mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho nhiều ngành hàng, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ 14/1/2019
09:02' - 12/01/2019
Với việc Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan, Hiệp định này sẽ có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1 tới đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.