Hưng Yên bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Tiếp tục đôn đốc tiến độ triển khai thi công các dự án, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, quan tâm bố trí vốn để giải quyết dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công... là những vấn đề được Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên đưa ra tại hội nghị bàn giải pháp "Nâng cao vai trò giám sát của HĐND trong giải ngân vốn đầu tư công", diễn ra ngày 7/9.
* Tiến độ chậmPhó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hưng Yên Lê Xuân Tiến cho biết, từ đầu năm đến nay, dù đã có nhiều cố gắng song tỷ lệ giải ngân của tỉnh còn ở mức thấp, mới đạt 36,2%. Việc triển khai thực hiện tại một số đơn vị, địa phương còn hạn chế, chưa hiệu quả, thiếu quyết liệt, chưa sâu sát, thiếu đôn đốc, kiểm tra; trách nhiệm trong phối hợp xử lý công việc và tổ chức thực hiện còn chưa chặt chẽ.
Việc tổ chức giám sát về công tác chỉ đạo, tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản và giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn còn ít; việc giám sát, đôn đốc UBND và các ngành liên quan trong đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn do các Ban quản lý dự án cấp huyện làm chủ đầu tư chưa thực sự được chú trọng, tăng cường...
Trong giai đoạn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Hưng Yên, tổng nguồn vốn đầu tư công trên toàn tỉnh có sự tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể tại Nghị quyết số 217/NQ-HĐND ngày 7/7/2022, tổng nguồn vốn đầu tư công của tỉnh sau khi được điều chỉnh, bổ sung là hơn 50 nghìn tỷ đồng; trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương là hơn 46 nghìn tỷ đồng; vốn ngân sách trung ương là hơn 3 nghìn tỷ đồng, tăng 250% so với giai đoạn 2016-2020. Hiện nay, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm đang là vấn đề nóng ở các địa phương. Tại thành phố Hưng Yên có 4 dự án mới sử dụng nguồn vốn tỉnh chưa giải ngân, gồm 3 công trình đường giao thông đi qua các xã Phú Cường, Hùng Cường, Hồng Nam, Liên Phương, Phương Chiểu và 1 dự án mở rộng Văn Miếu Xích Đằng, phường Lam Sơn.Huyện Ân Thi, có 7/11 công trình đang trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, chưa thực hiện thi công dẫn đến chưa giải ngân được nguồn vốn.
Tại huyện Văn Giang, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới chỉ đạt hơn 20%. Trên địa bàn huyện có 19/22 dự án đang triển khai các công việc chuẩn bị đầu tư như: giải phóng mặt bằng; thiết kế bản vẽ thi công; đấu thầu, lựa chọn nhà thầu... Vì vậy, khối lượng công việc hoàn thành thấp, không đảm bảo tỷ lệ giải ngân theo kế hoạch được giao. Theo đại biểu các huyện Tiên Lữ, Kim Động, Văn Giang, nguyên nhân của tình trạng trên là do giá vật liệu, nhiên liệu biến động lớn làm tăng kinh phí xây dựng dẫn đến vượt tổng mức đầu tư xây dựng công trình làm chậm tiến độ thực thực hiện dự án theo kế hoạch đề ra.Việc giải phóng mặt bằng ở một số dự án còn chậm, dẫn đến việc bàn giao mặt bằng cho nhà thầu chưa đảm bảo thời gian theo kế hoạch, làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân.
Đại biểu các huyện Văn Lâm, Khoái Châu cho rằng, việc thực hiện vốn đầu tư công chưa đạt kỳ vọng do còn tồn tại một số bất cập chưa thể khắc phục triệt để như: vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng, đơn giá đền bù; chất lượng kế hoạch và việc chuẩn bị dự án đầu tư công chưa sát với khả năng thực hiện; huy động lao động, nhà thầu, máy móc, trang thiết bị bị gián đoạn trong thời gian cách ly, phong tỏa để phòng, chống dịch Covid-19... * Kinh nghiệm xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bảnTại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến về vai trò, trách nhiệm của HĐND trong đôn đốc tiến độ giải ngân nguồn vốn; chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách thức đổi mới phương thức giám sát giải ngân vốn đầu tư công, những giải pháp cấp bách góp phần giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022.
Điển hình là huyện Khoái Châu đã và đang sử dụng nguồn vốn đầu tư công một cách hiệu quả. Nguồn vốn đầu tư công năm 2022 của huyện được bố trí tập trung, ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; dự án đã hoàn thành, dự án chuyển tiếp cần bố trí vốn để hoàn thành dứt điểm, dự án khởi công mới, tập trung đầu tư hoàn thành, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư.Các công trình được khởi công mới thực hiện cơ bản đảm bảo đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng và theo quy hoạch được duyệt; các công trình đang thi công khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, nghiệm thu khối lượng, giải ngân vốn kịp thời, phấn đấu giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn đã phân bổ.
Theo đại biểu huyện Yên Mỹ, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư vẫn còn nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, đề nghị các cơ quan xem xét kỹ lưỡng quá trình lựa chọn các chương trình, dự án thực hiện đầu tư, khởi công mới, ưu tiên các dự án phục vụ an sinh xã hội, phù hợp khả năng cân đối của nguồn ngân sách, tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp. Tại thị xã Mỹ Hào có kế hoạch thực hiện điều chỉnh nguồn vốn, điều chỉnh một số danh mục công trình, dự án để đảm bảo phù hợp với kế hoạch và khả năng nguồn vốn, quan tâm bố trí vốn để giải quyết dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản. Đồng thời, tích cực nghiên cứu để phát hiện, kiến nghị khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh công tác quản lý. Kết luận hội nghị, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản yêu cầu các ban HĐND tỉnh và cấp huyện cần tăng cường giám sát về lĩnh vực đầu tư công theo nghị quyết đã ban hành; trong đó, tập trung vào các khó khăn vướng mắc về tiến độ triển khai giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính cho các dự án, tháo gỡ khó khăn về thị trường giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng cao... Về giải pháp, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên đề nghị, việc ban hành kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cần đảm bảo nguyên tắc phân bổ vốn cho các dự án theo thứ tự ưu tiên: các dự án hoàn thành và quyết toán được bố trí dứt điểm; các công trình chuyển tiếp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện; các công trình dự án khởi công mới thực sự cần thiết, cấp bách đảm bảo theo quy định.Đồng thời, các địa phương cần đảm bảo cân đối nguồn vốn đối ứng theo quyết định đầu tư được phê duyệt.
Cùng đó, các cơ quan tham mưu về phê duyệt dự án cần quan tâm thực hiện đảm bảo phù hợp với quy hoạch, quy mô, sự cần thiết và tổng mức đầu tư, hạn chế tối đa việc phải điều chỉnh dự án gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, chậm đưa dự án vào triển khai thực hiện; việc phân bổ vốn các dự án mới phải đảm bảo đủ điều kiện và có khả năng giải ngân vốn ngay trong năm kế hoạch; kịp thời kiến nghị cơ quan điều hành điều chỉnh kế hoạch vốn trong năm từ các công trình vướng mắc chậm giải ngân sang dự án có tiến độ thực hiện và giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn; chỉ được kéo dài thời gian giải ngân đối với các dự án đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư công./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 50%
18:21' - 07/09/2022
8 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do Đà Nẵng quản lý ước đạt 3.230,3 tỷ đồng; tương đương 50,1% kế hoạch vốn được giao và giảm 24,3% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Phúc ra lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
11:34' - 06/09/2022
Vĩnh Phúc đặt mục tiêu đến hết ngày 30/9/2022 đạt trên 60%; đến hết ngày 31/12/2022 đạt trên 90% và đến hết ngày 31/01/2023 giải ngân trên 95% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022.
-
Tài chính & Ngân hàng
Điều chỉnh, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương
19:53' - 05/09/2022
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg bổ sung, điều chỉnh, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 – 2025 (đợt 3).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.