Hy vọng Nhật Bản tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt trong hệ thống thương mại đa phương
Đại diện Việt Nam, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, WTO và các Tổ chức quốc tế khác ở Geneva đã tham dự và phát biểu tại phiên họp.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai chia sẻ quan điểm chung của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời nêu rõ quan hệ thương mại, đầu tư tốt đẹp và ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Nhật Bản; nhấn mạnh Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong thập kỷ qua, hai nước đã ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện năm 2008, là hiệp định thương mại tự do toàn diện đầu tiên của Việt Nam.
Đại sứ cũng cho biết Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Các Hiệp định này mở đường cho việc tăng cường hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam, cũng như các nước ASEAN khác, góp phần tăng cường đáng kể thương mại và đầu tư song phương, cũng như hợp tác trong các lĩnh vực khác như phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định Việt Nam đánh giá cao vai trò của Nhật Bản trong nền kinh tế toàn cầu, khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đối với Việt Nam; hoan nghênh Nhật Bản là một trong những thành viên có vai trò quan trọng trong hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, tham gia tích cực và thúc đẩy các cam kết tự do hóa thương mại và đầu tư trong WTO và các diễn đàn như Nhóm 7 nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Diễn đàn Hợp tác quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), và những cơ chế khu vực khác nhằm giải quyết những thách thức đối với thương mại toàn cầu.
Việt Nam hy vọng Nhật Bản tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt trong việc củng cố hệ thống thương mại đa phương, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng ở khu vực và toàn cầu.
Phiên họp Rà soát Chính sách thương mại của Nhật Bản tại WTO là cơ hội để các thành viên WTO xem xét một cách chi tiết và toàn diện các chính sách kinh tế, thương mại và đầu tư của Nhật Bản, một trong những nền kinh tế hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới. Phần lớn các thành viên WTO đều đánh giá chính sách thương mại và đầu tư của Nhật Bản là mở cửa và minh bạch.
Nhật Bản là một trong những thành viên có vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu, đã và đang đóng góp, ủng hộ và bảo vệ mạnh mẽ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, củng cố vai trò của WTO.
Báo cáo của Ban Thư ký WTO và phát biểu của các thành viên WTO đánh giá thời gian qua Nhật Bản tiếp tục duy trì vị trí nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, là đối tác thương mại quan trọng và là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nhiều nước. Nhiều thành viên đánh giá cao sự cần thiết và hiệu quả của các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực mà Chính phủ Nhật Bản dành cho các nước đang phát triển hoặc kém phát triển.
Ngoài ra, trong bối cảnh cả thế giới đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức của đại dịch COVID-19, nhiều ý kiến phát biểu cũng đánh giá cao những cam kết mạnh mẽ và rõ ràng của Nhật Bản nhằm thúc đẩy và tăng cường sự hợp tác, chia sẻ và đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu.
cạnh đó, nhiều ý kiến kêu gọi Chính phủ Nhật Bản cần tiếp tục thúc đẩy cải tổ trong lĩnh vực nông nghiệp, các biện pháp kiểm dịch động, thực vật cần dựa trên những bằng chứng khoa học và không vượt quá mức cần thiết.
Đại diện các nước thành viên ASEAN đã có bài phát biểu chung, trong đó nhấn mạnh Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng hàng đầu của ASEAN; ASEAN đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Nhật Bản trong việc củng cố vai trò của WTO, đưa ra và tham gia các sáng kiến, đề xuất nhằm thúc đẩy việc đàm phán và xây dựng các quy tắc mới trong những lĩnh vực thương mại mới; đồng thời ASEAN tái khẳng định cam kết mạnh mẽ cùng với Nhật Bản tiếp tục ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, không phân biệt đối xử, minh bạch, mở và chia sẻ. /.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản: Số vụ phá sản doanh nghiệp tăng lần đầu tiên trong 11 năm
08:29' - 09/07/2020
Số vụ phá sản của các doanh nghiệp Nhật Bản trong nửa đầu năm 2020 tăng lần đầu tiên trong 11 năm qua, một phần do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với các lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và khách sạn.
-
Ngân hàng
Tín dụng của các ngân hàng Nhật Bản tăng kỷ lục trong tháng 6/2020
20:51' - 08/07/2020
Theo một quan chức BoJ, nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp gia tăng do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
-
Đời sống
Nhật Bản phát cảnh báo khẩn cấp cao nhất về tình hình mưa lũ tại miền Trung
08:31' - 08/07/2020
JMA cảnh báo mưa lũ và sạt lở đất có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các khu vực này, thúc giục người dân sơ tán tới khu trú ẩn khẩn cấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Canada: Nhiều thách thức để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
13:32'
Ông Dan Wicklum, đồng Chủ tịch Cơ quan tư vấn Net Zero (NZAB) cho rằng Chính phủ Canada cần triển khai một loạt chính sách công nghiệp để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2022 vượt kỳ vọng của các nhà kinh tế
11:32'
Theo thông tin từ Bộ Thương Mại Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2022 là 2,9 %, giảm 0,3 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng của quý III/2022 là 3,2 %.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật liên quan kho dự trữ dầu quốc gia
08:01'
Ngày 27/1, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật hạn chế quyền của tổng thống trong việc mở kho dầu dự trữ khẩn cấp quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Tác động tích cực của việc Trung Quốc mở cửa trở lại biên giới đối với du lịch ASEAN
18:27' - 27/01/2023
Malaysia, Singapore và Philippines sẽ là những nước hưởng lợi ít hơn từ chiến dịch kích cầu du lịch của Trung Quốc so với Thái Lan, trong số các nước ASEAN-6.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan duy trì triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2023
15:49' - 27/01/2023
Sự phục hồi trong ngành du lịch và nhu cầu nội địa là những yếu tố khiến Thái Lan dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức 3,8%, mặc dù xuất khẩu dự kiến sẽ chậm lại trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều công ty điện của Nhật Bản tìm cách tăng giá
07:51' - 27/01/2023
Bảy trong số 10 công ty điện lực lớn nhất Nhật Bản đã nộp đơn lên bộ ngành liên quan để tăng giá điện theo quy định cho các hộ gia đình, vốn cần có sự chấp thuận của chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga
07:49' - 27/01/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Mỹ ngày 26/1 đã quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các thực thể và cá nhân Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Canada áp dụng chính sách tài chính thận trọng
08:53' - 26/01/2023
Bộ trưởng Tài chính Canada cho biết ngân sách năm 2023 của chính phủ nước này sẽ ưu tiên chi tiêu cho chăm sóc y tế và chuyển đổi năng lượng xanh
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ban hành cảnh báo về đợt lạnh trên toàn quốc
12:53' - 25/01/2023
Cơ quan Khí tượng quốc gia Hàn Quốc (KMA) ngày 25/1 đã ban hành các cảnh báo về đợt thời tiết lạnh giá trên khắp cả nước trong bối cảnh nước này đang hứng chịu thời tiết lạnh nhất trong năm.