IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024 của khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 thêm 0,1 điểm phần trăm lên 4,6% so với dự báo hồi tháng Tư, nhưng cảnh báo rằng tình hình căng thẳng địa chính trị, sự điều chỉnh trên thị trường bất động sản của Trung Quốc và các yếu tố khác có nguy cơ kéo tụt mức tăng trưởng này.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực mới nhất được công bố ngày 1/11, IMF cho biết triển vọng ngắn hạn của khu vực châu Á -Thái Bình Dương có phần thuận lợi hơn so với dự đoán hồi tháng Tư. Cũng theo IMF, khu vực này được dự đoán sẽ đóng góp khoảng 60% vào tăng trưởng toàn cầu trong năm nay. IMF nhận định sức mạnh kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn tập trung ở các nền kinh tế thị trường mới nổi. IMF đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng của Ấn Độ thêm 0,2 điểm phần trăm so với dự đoán hồi tháng Tư lên 7%, nhờ mùa màng bội thu và việc mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng. Theo IMF, Ấn Độ vẫn là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tăng trưởng của khu vực ASEAN được dự báo ở mức "mạnh mẽ" 4,6% trong năm 2024 và 4,7% trong năm 2025, chủ yếu nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu mạnh mẽ. Đối với Trung Quốc, nơi hoạt động tiêu dùng tư nhân đang trì trệ, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2024 xuống 4,8% do nhu cầu nội địa yếu. IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng năm 2025 cho khu vực châu Á và Thái Bình Dương thêm 0,1 điểm phần trăm lên 4,4%, do chu kỳ nới lỏng tiền tệ được dự đoán sẽ thúc đẩy nhu cầu tư nhân, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, IMF cảnh báo rằng các nguy cơ đối với tăng trưởng đã gia tăng kể từ tháng Tư, như tình hình căng thẳng địa chính trị leo thang, quá trình điều chỉnh thị trường bất động sản đang diễn ra tại Trung Quốc và những bất ổn khác xung quanh các nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong đó, theo IMF, một rủi ro nghiêm trọng là sự leo thang của các biện pháp trả đũa thuế quan giữa các đối tác thương mại lớn. Bên cạnh đó, IMF cho rằng sự suy giảm kéo dài ở Trung Quốc sẽ "gây hại cho cả khu vực và nền kinh tế toàn cầu", vì áp lực giảm giá liên tục của Trung Quốc có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các quốc gia có cơ cấu xuất khẩu tương tự Trung Quốc, dẫn đến căng thẳng thương mại. IMF nhấn mạnh rằng "phản ứng chính sách của Trung Quốc là rất quan trọng", vì việc kích thích sản xuất và xuất khẩu có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại, trong khi việc tạo điều kiện cho quá trình điều chỉnh trên lĩnh vực bất động sản và khuyến khích tiêu dùng tư nhân sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Agribank tham gia đoàn công tác của NHNN dự Hội nghị thường niên IMF/WB năm 2024
09:10' - 28/10/2024
Trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động, Agribank - với mục tiêu tiến tới ngân hàng thương mại hiện đại, hội nhập quốc tế đang đứng trước cơ hội và thách thức mới.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Đồng yen Nhật yếu có lợi cho nền kinh tế
08:00' - 27/10/2024
Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản do tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu hơn so với sự gia tăng chi phí nhập khẩu.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Cần có các ngân hàng lớn hơn trên toàn châu Âu
09:28' - 26/10/2024
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết thể chế tài chính này hoan nghênh việc sáp nhập giữa các ngân hàng châu Âu để hỗ trợ tài chính tốt hơn cho các công ty đổi mới sáng tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed hạ lãi suất - "cơ hội vàng" cho các nền kinh tế Đông Nam Á
09:35'
Quyết định cắt giảm lãi suất vào tháng Chín của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và triển vọng về các đợt cắt giảm tiếp theo, có thể mang lại lợi ích cho các nền kinh tế đang phát triển tại Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
EU đạt mức dự trữ khí đốt 95%
07:51'
Theo báo cáo, hiện có khoảng 100 tỷ m3 khí đốt trong các kho dự trữ của EU, chiếm khoảng 1/3 nhu cầu tiêu thụ khí đốt hàng năm của toàn khối.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Quốc vụ khanh phụ trách năng lượng của Qatar
22:07' - 31/10/2024
Ngày 31/10, tại thủ đô Doha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Saad bin Sherida Al Kaabi, Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề năng lượng của Qatar kiêm CEO của tập đoàn Qatar Energy.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Qatar
22:06' - 31/10/2024
Trong chương trình thăm Nhà nước Qatar, chiều 31/10, tại thủ đô Doha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Qatar Mohammed bin Ali bin Mohammed Al Mannai.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc vương Qatar: Sẵn sàng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam
21:45' - 31/10/2024
Tại thủ đô Doha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani. Quốc vương cho biết, Qatar sẵn sàng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Qata
21:43' - 31/10/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm, trao đổi sâu rộng với Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng: Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư các lĩnh vực Qatar có thế mạnh
20:41' - 31/10/2024
Trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp Qatar có thế mạnh như dầu khí, năng lượng...
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Cử tri bất an trước ngày bỏ phiếu chính thức
16:34' - 31/10/2024
Kết quả thăm dò của AP-NORC vừa công bố cho thấy đa số người Mỹ được hỏi cảm giác bất an về chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 ngay trước thềm cuộc bầu cử chính thức diễn ra vào ngày 5/11 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của EU có thể gặp khó nếu Mỹ áp mức thuế đề xuất
15:43' - 31/10/2024
Mức thuế 10% mà ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất đối với tất cả hàng hóa của Liên minh châu Âu (EU) xuất sang Mỹ có thể gây tổn hại đến các lĩnh vực định hướng xuất khẩu của châu Âu.