IMF: Tình trạng phân mảnh nền kinh tế có thể làm giảm 7% GDP toàn cầu
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, sự phân mảnh ngày càng nghiêm trọng của nền kinh tế toàn cầu sau nhiều thập kỷ hội nhập kinh tế có thể làm giảm tới 7% sản lượng kinh tế toàn cầu, thậm chí tổn thất này có thể lên tới 8-12% ở một số quốc gia, nếu công nghệ cũng bị tách rời.
IMF cho biết, tình trạng phân mảnh hạn chế cũng có thể làm giảm 0,2% GDP toàn cầu, nhưng lưu ý rằng cần phải nghiên cứu thêm để đánh giá chi phí ước tính đối với hệ thống tiền tệ quốc tế và mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu (GFSN).
Báo cáo của IMF, được công bố vào ngày 15/1, nhấn mạnh rằng dòng chảy hàng hóa và vốn toàn cầu đã chững lại sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 và sự gia tăng các hạn chế thương mại trong những năm tiếp theo.IMF cho hay, đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine đã trở thành “phép thử” cho các mối quan hệ quốc tế và làm gia tăng sự hoài nghi về lợi ích của toàn cầu hóa.
Theo thể chế tài chính quốc tế này, mối quan hệ thương mại ngày càng sâu sắc đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ nghèo đói trên toàn cầu trong nhiều năm, đồng thời mang lại lợi ích cho người tiêu dùng có thu nhập thấp ở các nền kinh tế tiên tiến thông qua việc “hạ nhiệt” giá cả. Báo cáo cho biết, các liên kết thương mại rời rạc "sẽ tác động tiêu cực nhất đến các quốc gia có thu nhập thấp và người tiêu dùng nghèo ở các nền kinh tế tiên tiến". Những hạn chế đối với di cư xuyên biên giới sẽ tước đi các kỹ năng có giá trị của nền kinh tế tiếp nhận di cư, đồng thời làm giảm lượng kiều hối ở các nền kinh tế gửi người di cư. Dòng vốn giảm sẽ làm giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi sự suy giảm hợp tác quốc tế sẽ gây rủi ro cho việc cung cấp hàng hóa trên toàn cầu. IMF cho biết, các nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng sự phân mảnh càng sâu thì chi phí càng lớn, với việc tách rời công nghệ làm tăng đáng kể thiệt hại do hạn chế thương mại toàn cầu. Báo cáo lưu ý rằng, các nền kinh tế thị trường mới nổi và các quốc gia có thu nhập thấp có thể gặp rủi ro cao nhất khi nền kinh tế toàn cầu chuyển sang hình thức “khu vực hóa tài chính” nhiều hơn và hệ thống thanh toán toàn cầu bị phân mảnh.Với việc chia sẻ rủi ro quốc tế ít hơn, sự phân mảnh kinh tế toàn cầu có thể dẫn đến biến động kinh tế vĩ mô cao hơn, khủng hoảng nghiêm trọng hơn và áp lực lớn hơn đối với các vùng đệm quốc gia.
Nó cũng có thể làm suy yếu khả năng của cộng đồng thế giới trong việc hỗ trợ các quốc gia gặp khủng hoảng và làm phức tạp thêm việc giải quyết các cuộc khủng hoảng nợ công trong tương lai./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu thận trọng bước vào năm 2023
11:33' - 03/01/2023
Triển vọng của kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn không mấy lạc quan, khi nhiều vấn đề nhức nhối tiếp diễn.
-
Kinh tế Thế giới
Bất định triển vọng kinh tế toàn cầu
16:28' - 30/12/2022
Do cuộc xung đột tại Ukraine, kinh tế của hầu hết các nước sẽ tiếp tục tăng ở mức thấp trong năm 2023 và lạm phát vẫn ở mức cao, nhất là ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
-
Kinh tế Thế giới
2023 có thể là một năm ảm đạm hơn của kinh tế toàn cầu
20:37' - 28/12/2022
2022 được cho là một năm hồi sinh sau đại dịch của kinh tế toàn cầu, nhưng lại được đánh dấu bởi một cuộc xung đột mới, lạm phát cao kỷ lục. Theo một số dự báo, 2023 có thể là một năm ảm đạm hơn.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế toàn cầu đối mặt với suy thoái
21:03' - 27/12/2022
Nền kinh tế toàn cầu lần đầu tiên vượt mốc 100.000 tỷ USD vào năm 2022 nhưng sẽ chững lại vào năm 2023 khi các nhà hoạch định chính sách tiếp tục cuộc chiến kiểm soát đà tăng giá cả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.