Indonesia đấu tranh với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật
Xung quanh vấn đề này, báo “Bưu điện Jakarta” số ra mới đây có đăng bài viết của tác giả Andreas Nathaniel Marbun thuộc Đại học Indonesia (UI) với tựa đề: “Indonesia tích cực đấu tranh với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật”. Nội dung bài viết như sau:
Indonesia đã và đang điều chỉnh trách nhiệm hình sự đối với các doanh nghiệp kể từ khi thực hiện Luật Hành động khẩn cấp số 7/1955 về tội phạm kinh tế dù văn bản pháp lý đầu tiên trong lĩnh vực này mới được Tòa tối cao phê chuẩn vào cuối tháng 12 năm ngoái.
Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi trong suốt thời gian này có rất nhiều các vụ án hình sự liên quan đến các thực thể của công ty đã có các hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên nhà nước thiếu cơ sở pháp lý để tiến hành xử phạt các công ty mẹ.
Trước hết, Tòa án tối cao Indonesia dù muộn nhưng cũng đã cụ thể hóa sáng kiến của mình để các cơ quan thực thi pháp luật có một sự hiểu biết rõ ràng hơn về cách điều tra, truy tố và thi hành án đối với các công ty đã phạm tội.
Tuy nhiên, một sự hiểu biết rõ ràng hơn không có nghĩa là điều này là hoàn toàn tốt đẹp, thay vào đó, nó chỉ mang ý nghĩa là tốt hơn so với việc không có gì. Một cách toàn diện và nghiêm túc, việc xác định quốc tịch của một công ty không dễ dàng như việc lật một đồng xu, nhưng nó không phải là vấn đề duy nhất liên quan đến quy định của Toà án tối cao theo Luật số 13/2016 (SC).
Điều đầu tiên đáng chú ý là hệ thống phân lớp của các doanh nghiệp đương đại. Trong thời đại hiện nay, các thực thể của các công ty có thể dễ dàng tạo ra các lớp phân cấp để tránh bất kỳ trách nhiệm pháp lý liên quan nào. Dựa trên quan điểm như vậy, có thể dễ dàng tìm thấy sự liên quan đến Điều 6 trong Luật số 13/2016 của Tòa tối cao.
Điều 6 quy định rằng công ty mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm về các hành vi phạm tội của các công ty con hoặc các công ty khác có quan hệ pháp lý với mình tùy thuộc vào lỗi của mỗi công ty. Sau đó, để làm sáng tỏ trách nhiệm của công ty, phải nghiên cứu đến Điều 4 của luật này.
Điều 4 quy định rằng các thẩm phán phải đánh giá trách nhiệm của công ty dựa trên: (a) liệu công ty đó có nhận được bất kỳ lợi ích hoặc lợi thế nào từ hành vi phạm tội hay hành vi phạm tội đó đã được thực hiện vì lợi ích của công ty, (b) công ty cho phép hành vi phạm tội diễn ra, (c) công ty không có những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tội phạm hoặc tác động của tội phạm và không đảm bảo sự tuân thủ pháp luật.
Điều khoản này dường như đã được cân nhắc rất kỹ lưỡng, tuy nhiên nó vẫn chưa đủ. Điều 4 không chỉ chưa rõ ràng về việc liệu các doanh nghiệp vi phạm một trong những yếu tố trên hay là phải vi phạm hoàn toàn mới bị quy kết trách nhiệm, đặc biệt là những công ty đa quốc gia có chi nhánh ở nhiều nơi.
Nếu A là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ có thiện chí tạo ra B như là công ty con của mình để kinh doanh ở Indonesia và B là công ty đã có các hành vi vi phạm pháp luật thì trong trường hợp này liệu công ty A có phải chịu trách nhiệm hình sự? Nếu công ty A không chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này nó sẽ mâu thuẫn với Điều 4.
Điều 25 của Luật số 13/2016 giải thích rằng hình phạt chính đối với các đơn vị doanh nghiệp chỉ là tiền phạt. Mặt khác, việc thực hiện hình phạt tại nước ngoài phải dựa trên Hiệp định Hỗ trợ tư pháp. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia trên thế giới đều có các Hiệp định Hỗ trợ tư pháp với nhau.
Hơn nữa, việc thực hiện biện pháp xử phạt đối với các công ty ở nước ngoài có thể trở nên phức tạp hơn khi các công ty này tiến hành hoạt động kinh doanh ở các quốc gia thuộc về thiên đường thuế. Chúng ta vẫn còn nhớ trường hợp tại Panama. Ngay cả khi quốc tịch của công ty bị kết án là của Indonesia và chỉ tiến hành hoạt động kinh doanh tại Indonesia, nếu công ty này đưa tiền vào quốc gia thuộc thiên đường thuế, tòa vẫn không thể biết chính xác số tiền của mà công ty đó có và từ đó cũng sẽ tạo ra không ít khó khăn trong việc kết án công ty đó.
Hơn nữa, việc áp dụng hình thức phạt tiền cũng sẽ gặp phải những vấn đề khi phải đối mặt với số tiền thực tế của một công ty. Tại Điều 28 của Luật này quy định về cơ chế, theo đó nếu một công ty không thực hiện hành vi nộp tiền phạt, nhà nước có thể tịch thu tài sản của công ty và đưa nó vào cuộc bán đấu giá.
Sau đó, Điều 29 quy định tình huống mà nếu vẫn chưa đủ, hội đồng quản trị của công ty sẽ bị giam giữ. Việc Tòa tối cao Indonesia ban hành luật này được xem là một trong những bước đi cần thiết để ngăn chặn các hành vi trốn thuế, vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp Indonesia cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đến làm ăn tại quốc gia này. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực khó khăn, phức tạp đòi hỏi các nhà làm luật của Indonesia phải không ngừng theo dõi, tổng kết để kịp thời chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế tình hình, đảm bảo quyền lợi kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp cho nhà nước không bị thất thoát các nguồn thuế của mình./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Credit Suisse bị điều tra rửa tiền và trốn thuế
10:49' - 01/04/2017
Các cuộc điều tra nhằm vào ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ Credit Suisse với cáo buộc giúp khách hàng trốn thuế, thông qua hàng chục nghìn tài khoản khác nhau đã được khởi động.
-
Ngân hàng
Hà Lan điều tra hàng nghìn chủ tài khoản về hành vi trốn thuế tại ngân hàng Thụy Sĩ
15:23' - 31/03/2017
Văn phòng công tố tội phạm tài chính Hà Lan thông báo cuộc điều tra bắt đầu tiến hành từ ngày 30/3 tại Hà Lan, Anh, Đức, Pháp và Áo.
-
Kinh tế Thế giới
Khởi nghiệp tại Indonesia: Xu hướng mới ở Ấn Độ
10:42' - 16/03/2017
Trong những năm qua, phong trào khởi nghiệp ở Ấn Độ đang dần bão hòa do đó một số người đang nhắm đến Indonesia như một điểm đến hấp dẫn để thực hiện ước mơ khởi nghiệp của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Indonesia thực hiện chính sách cải cách ruộng đất
11:22' - 07/03/2017
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đang thực hiện nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
-
Tài chính & Ngân hàng
EU thất thu vì nạn trốn thuế
14:28' - 22/02/2017
Các Bộ trưởng Tài chính EU đã nhất trí đưa ra thêm các biện pháp ngăn chặn tình trạng các công ty đa quốc gia lợi dụng tỷ lệ đánh thuế khác nhau giữa các quốc gia để trốn thuế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59'
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55'
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.