Indonesia siết chặt giám sát tiền điện tử
Cơ quan quản lý giao dịch hàng hóa tương lai (Bappebti) thuộc Bộ Thương mại Indonesia đang siết chặt giám sát các hoạt động giao dịch tài sản tiền điện tử nhằm đảm bảo rằng các nhà đầu tư nhận được thông tin rõ ràng về mọi loại tiền điện tử được giao dịch.
Trong một tuyên bố ngày 13/2, quyền Giám đốc Bappebti Indrasari Wisnu Wardhana nhấn mạnh rằng mọi sản phẩm tài sản tiền điện tử phải đăng ký với Bappebti. Do đó, mọi loại tài sản tiền điện tử không tuân theo quy định của Bappebti đều không thể được giao dịch ở Indonesia. Theo ông Indrasari, tài sản tiền điện tử mới cần được đăng ký với Bappebti trước khi giao dịch để được đánh giá dựa trên các quy định. Đánh giá tài sản tiền điện tử được thực hiện bằng phương pháp Quy trình phân tích thứ bậc (AHP) với một số tiêu chí đánh giá cụ thể. Trước đó, Bappebti đã ban hành Quy định số 8/2021 về điều kiện giao dịch của các loại tài sản tiền điện tử trên Thị trường tài sản tiền điện tử vật lý, và Quy định số 7/2020 về việc xác định danh sách tài sản tiền điện tử có thể được giao dịch trên Thị trường tài sản tiền điện tử vật lý.Ông Indrasari nhấn mạnh rằng Bappebti hoan nghênh các loại tài sản tiền điện tử do các công dân Indonesia tạo ra miễn là chúng tuân thủ các quy định có hiệu lực, đồng thời cho rằng tương lai của các loại tài sản tiền điện tử này “khá tươi sáng”.
Theo ông Indrasari, tiềm năng và sự đổi mới sáng tạo của người Indonesia, cũng như tiềm năng của thị trường tiền số trong nước rất lớn và đang tiếp tục phát triển. Trong vài năm gần đây, một số tài sản tiền điện tử do người Indonesia tạo ra đã được tiếp thị ở nước ngoài và đăng ký theo Quy định số 7/2020 của Bappebti.Ông Indrasari kêu gọi công chúng hiểu rõ cơ chế và rủi ro trước khi lựa chọn đầu tư vào các loại tài sản tiền điện tử. Ngoài ra, công chúng cần kiểm tra các loại tài sản tiền điện tử đã được Bappebti xác nhận là hợp pháp và đang được giao dịch với tư cách là tài sản tiền điện tử vật lý.
Trước đó hồi tháng Một, Bộ Thương mại Indonesia cho biết giá trị giao dịch tiền điện tử trong nước có thể tăng gấp ba lần lên mức 2,5 triệu tỷ rupiah (180 tỷ USD) trong năm nay do ngày càng có nhiều người biết đến loại tài sản kỹ thuật số này.Theo Thứ trưởng Thương mại Jerry Sambuaga, giao dịch tiền điện tử sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp ba trong năm nay từ mức 859.000 tỷ rupiah vào năm 2021 – thời điểm các giao dịch tiền số tăng 14 lần so với mức 60.000 tỷ rupiah vào năm 2020.
Theo Bappebti, Indonesia có 11,2 triệu nhà đầu tư tiền điện tử vào năm ngoái, tăng mạnh so với mức chỉ 4 triệu người vào năm 2020. Quốc gia này đã ghi nhận nhiều nhà đầu tư cá nhân vào tài sản tiền điện tử hơn so với thị trường vốn kể từ tháng Năm năm ngoái. Tổng số nhà đầu tư chứng khoán đã đạt 7,35 triệu người tính đến ngày 17/12. Hiện Bappebti đang hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cho sàn giao dịch tài sản tiền điện tử quốc gia với tư cách là sàn giao dịch tương lai theo Quy định số 8/2021 của Bappebti về các sàn giao dịch tài sản tiền điện tử. Tính đến tháng 1/2022, Indonesia có 11 nền tảng giao dịch tiền điện tử được Bappebti cấp phép./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Tiền điện tử lao dốc sẽ gây tác động tiêu cực tới các cổ phiếu công nghệ?
06:30' - 27/01/2022
Một số người tin rằng tiền điện tử đang hoạt động như “những con chim hoàng yến trong mỏ than tài chính”, báo hiệu một mối nguy hiểm đang tới gần.
-
Tài chính
Thị trường tiền điện tử “bốc hơi” gần 150 tỷ USD
12:08' - 23/01/2022
Giá đồng tiền kỹ thuật số bitcoin và ether giảm mạnh trong phiên cuối tuần này, khiến thị trường tiền điện tử “bốc hơi” gần 150 tỷ USD.
-
Kinh tế & Xã hội
Sàn giao dịch tiền điện tử Crypto.com tiết lộ số tiền bị tin tặc đánh cắp
15:52' - 21/01/2022
Sàn giao dịch tiền điện tử Crypto.com cho biết tin tặc đã kiếm được hàng tỷ USD thông qua việc lợi dụng các giao dịch tiền điện tử khác nhau trong năm qua.
-
Tài chính
Tây Ban Nha kiềm chế tình trạng quảng cáo tiền điện tử
11:24' - 18/01/2022
Những quy định mới có hiệu lực từ giữa tháng Hai tới và sẽ cho phép CNMV giám sát cụ thể quảng cáo cho tất cả các loại tiền điện tử và bao gồm cả cảnh báo về những rủi ro liên quan đến việc đầu tư đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thâm hụt chi tiêu công của Chính phủ Anh cao thứ ba trong lịch sử
07:30'
Riêng trong tháng 10/2024, thâm hụt chi tiêu công của Anh là 17,4 tỷ bảng, cao hơn mức dự báo 12,3 tỷ bảng của các nhà kinh tế, tăng 1,6 tỷ bảng so với cùng thời điểm của năm ngoái.
-
Tài chính
Bitcoin phá ngưỡng 97.000 USD
15:27' - 21/11/2024
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 97.000 USD trong bối cảnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang nỗ lực củng cố ảnh hưởng với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Kiểm soát chi thúc đẩy giải ngân vốn đầu công
15:04' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Nam Định yêu cầu kiểm soát chi tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung kiểm soát, thanh toán kịp thời với các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm của tỉnh
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục phi mã, lần đầu vượt mốc 95.000 USD
10:11' - 21/11/2024
Ngày 21/11, giá Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục mới, lần đầu tiên vượt mốc 95.000 USD, được thúc đẩy bởi kỳ vọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng quy định đối với tiền kỹ thuật số.
-
Tài chính
Khó thu hồi nợ thuế đối với doanh nghiệp chây ỳ
09:14' - 21/11/2024
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh cho biết, đến hết tháng 9/2024 tổng số tiền thuế nợ tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trên 536,7 tỷ đồng, giảm 39,8 tỷ đồng so với thời điểm tháng 8/2024.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thuế suất cao khiến thừa kế bất động sản trở thành gánh nặng
12:06' - 20/11/2024
Theo số liệu do Tổng cục Thuế Hàn Quốc công bố ngày 19/11, trong năm 2023, có 10.712 trường hợp người thừa kế bị đánh thuế có tuổi trên 80 tuổi, chiếm 53,7% tổng số trường hợp thừa kế trong cả nước.
-
Tài chính
Bitcoin lập đỉnh mới
10:31' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Bitcoin đã lập đỉnh mới, vượt ngưỡng 94.000 USD khi có thông tin cho biết công ty truyền thông của ông Trump đang thương lượng mua công ty giao dịch tiền điện tử Bakkt.
-
Tài chính
Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành kho bạc
16:23' - 19/11/2024
Kho bạc Nhà nước Phú Thọ cho biết đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hoá các quy trình, hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; gia tăng tiện ích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân giao dịch với kho bạc.
-
Tài chính
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công cuối năm
15:39' - 19/11/2024
Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nhằm mục đích sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất, để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế đất nước phồn vinh, thịnh vượng.