Indonesia tung gói kích thích kinh tế trị giá 43 tỷ USD
Chính phủ Indonesia đang triển khai chương trình kích thích kinh tế trị giá 641.170 tỷ rupiah (43 tỷ USD), lớn hơn khoản tiền được công bố trước đó, nhằm giảm nhẹ tác động của đại dịch COVID-19 đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), cũng như các doanh nghiệp nhà nước (SOE).
Ngày 18/5, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết chương trình phục hồi kinh tế quốc gia của Chính phủ Indonesia sẽ tăng cường hỗ trợ cho mạng lưới an sinh xã hội, cấp các ưu đãi thuế, bơm vốn cho các SOE và miễn giảm lãi suất tín dụng cho các MSME.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, bà Sri Mulyani khẳng định Chính phủ Indonesia sẽ tăng chi tiêu nhằm hỗ trợ cho các MSME và SOE, ngoài việc kích thích chi tiêu tiêu dùng và ưu đãi thuế cho ngành công nghiệp. Các nỗ lực này có mục đích kích thích cung-cầu nhằm khôi phục nền kinh tế.
Theo Bộ trưởng Sri Mulyani, Chính phủ sẽ điều chỉnh lại ngân sách nhà nước năm 2020 để phù hợp với các gói kích thích.
Dự kiến, thâm hụt ngân sách nhà nước năm nay sẽ được nới rộng lên 6,27% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn so với kế hoạch ban đầu là 5,07% GDP theo Sắc lệnh tổng thống số 54/2020.
Bà Sri Mulyani cho hay mức thâm hụt ngân sách nhà nước nói trên sẽ được bảo đảm do thu ngân sách có thể giảm 69.300 tỷ rupiah xuống còn 1.690.000 tỷ rupiah, trong khi chi ngân sách sẽ tăng thêm 106.000 tỷ rupiah lên 2.720.000 tỷ rupiah.
Thu ngân sách giảm do các chương trình ưu đãi thuế lớn có quy mô lớn hơn, sự suy yếu của các ngành kinh tế và giá cả hàng hóa.
Trong khi đó, Chính phủ Indonesia sẽ tăng cường chi tiêu ngân sách nhằm củng cố nền kinh tế trước áp lực của đại dịch COVID-19.
Chính phủ đang lên kế hoạch cứu trợ trị giá 149.290 nghìn tỷ rupiah cho 12 SOE, chủ yếu dưới hình thức hoàn trả các chương trình trợ cấp và đầu tư vốn lưu động, nhằm giảm tác động của đại dịch.
Khoản cứu trợ này bao gồm 38.250 tỷ rupiah cho Công ty điện lực nhà nước PLN, 37.830 tỷ rupiah cho Công ty dầu khí Pertamina, và 8.500 tỷ rupiah cho hãng hàng không quốc gia Garuda.
Bộ trưởng Sri Mulyani nhấn mạnh kế hoạch này sẽ hỗ trợ cho các SOE đóng “vai trò chiến lược” đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Chính phủ sẽ phối hợp với Cơ quan Kiểm toán Tối cao (BPK) và Ủy ban Bài trừ Tham nhũng (KPK) nhằm giám sát hoạt động và đảm bảo chức năng của các SOE.
Chính phủ cũng sẽ miễn giảm lãi suất với tổng trị giá 34.150 tỷ rupiah cho khoảng 60 triệu khách hàng nhằm ứng phó với đại dịch.
Ngoài ra, 87.590 tỷ rupiah sẽ được phân bổ nhằm hỗ trợ các chương trình tái cơ cấu nợ của cho các ngân hàng.
Chính phủ Indonesia cũng có kế hoạch cấp 172.100 tỷ rupiah cho mạng lưới an sinh xã hội, cao hơn nhiều so với kế hoạch trước đó là 110.000 tỷ rupiah, cũng như tăng quy mô của chương trình ưu đãi thuế lên 123.000 tỷ rupiah, cao hơn mức 70.100 tỷ rupiah theo kế hoạch ban đầu.
Quyết định tăng ngân sách dành cho mạng lưới an sinh xã hội được đưa ra dựa trên một dự báo của chính phủ, theo đó 1,89-4,89 triệu người sẽ rơi vào cảnh nghèo đói và 3-5,23 triệu người có thể bị mất việc do ảnh hưởng của đại dịch.
Bà Sri Mulyani nhấn mạnh chính phủ nước này vẫn kiên định với dự báo rằng tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ đạt 2,3% theo kịch bản cơ bản, hoặc giảm 0,4% theo kịch bản xấu.
Trong quý I/2020, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á chỉ tăng trưởng 2,97%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2001 và thấp hơn nhiều so với dự báo của các nhà kinh tế./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Indonesia tiếp tục miễn giảm tiền điện cho người dân
19:43' - 18/05/2020
Ngày 18/5, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết chính phủ nước này tiếp tục miễn giảm tiền điện cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế & Xã hội
Indonesia hỗ trợ ngành truyền thông đại chúng trước tác động của COVID-19
18:11' - 15/05/2020
Ngày 15/5, Ủy ban I chuyên giám sát các vấn đề kinh tế, tài chính thuộc Hạ viện Indonesia cho biết Chính phủ nước này đã đồng ý cấp ưu đãi thuế cho ngành truyền thông đại chúng.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Indonesia hoãn nhận cổ tức từ các doanh nghiệp nhà nước
08:33' - 15/05/2020
Chính phủ Indonesia có kế hoạch hoãn nhận cổ tức từ các doanh nghiệp nhà nước (SOE) nhằm giúp các doanh nghiệp này ứng phó với những tác động tiêu cực từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga trong "bão trừng phạt": Từ thích ứng đến đột phá
22:05' - 27/11/2024
Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28' - 27/11/2024
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Thế giới
Australia chấn chỉnh hành vi sai trái của các chuỗi siêu thị lớn
20:56' - 27/11/2024
Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn, trong đó có Coles và Woolworths cùng ALDI của Đức và nhà bán buôn Metcash sẽ phải tuân thủ quy tắc ứng xử từ tháng 4 năm sau.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30' - 27/11/2024
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29' - 27/11/2024
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23' - 27/11/2024
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47' - 27/11/2024
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26' - 27/11/2024
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05' - 27/11/2024
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.