Indonesia: Việt Nam có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Jakarta, ông Iman - đồng thời là Tổng cục trưởng Đàm phán Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Indonesia - cho rằng trước thực tế hệ thống thương mại đa phương đang bị nhiều quốc gia, chính phủ và cộng đồng nghi ngờ, việc đặt bút ký RCEP sẽ “khẳng định quyết tâm” mở rộng và làm sâu sắc thêm liên kết kinh tế khu vực.
Theo ông Iman, thỏa thuận có thể sẽ có hiệu lực trong 2-3 năm sau khi được ký kết. Song tại thời điểm này, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thỏa thuận sẽ gửi “tín hiệu chính trị rất mạnh mẽ” và là cách để “xua tan những nhạy cảm” mà các bên có thể có trong quá trình đàm phán.
Liên quan đến những khó khăn trong quá trình đàm phán RCEP, ông Iman cho biết thách thức nằm ở việc làm thế nào để cân bằng lợi ích giữa các quốc gia. Tuy vậy, các nước tham gia đàm phán đã cố gắng đi đến giai đoạn này với rất ít vấn đề cần giải quyết. Do đó, ông tin tưởng rằng RCEP sẽ được ký kết vào tháng 11/2020 và trở thành một trong những “thành tựu chính” của năm Chủ tịch ASEAN Việt Nam 2020.
Về những mong đợi của Indonesia đối với RCEP, ông Iman khẳng định Jakarta muốn tham gia sâu hơn trong chuỗi cung ứng khu vực. Hiệp định RCEP sẽ giúp Indonesia có được bàn đạp này để nâng cao năng suất cũng như vị thế chiến lược của mình trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Theo nhà đàm phán lão luyện này, việc hoàn tất RCEP sẽ tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa, đi lại và luân chuyển vốn ở châu Á. Indonesia sẽ được hưởng lợi từ RCEP nhiều như các quốc gia khác, phụ thuộc vào sự chuẩn bị trong nước, năng lực tận dụng và nắm bắt cơ hội từ thỏa thuận.
Về tác động của RCEP tới trao đổi thương mại giữa Indonesia và Việt Nam, ông Iman cho rằng có nhiều dư địa để hai nước khám phá và hưởng lợi. Indonesia và Việt Nam hiện đang hợp tác trong khuôn khổ ASEAN. Song hướng về phía trước, hai nước cần tập trung vào các thế mạnh có thể bổ sung cho nhau và các sản phẩm tốt nhất để có thể trao đổi với nhau.
Ông Iman nhận định kinh tế kỹ thuật số sẽ là một trong những lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác và giành được “miếng bánh thị trường” trong RCEP. Chế tạo là một lĩnh vực khác mà hai nước có thể hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo ô tô. Ngoài ra, hai nước còn có rất nhiều tiềm năng hợp tác khác như nông nghiệp và chế biến thực phẩm.
Chủ tịch Ủy ban đàm phán RCEP của ASEAN cũng đánh giá cao vai trò Chủ tịch của Việt Nam trong việc dẫn dắt ASEAN vào thời điểm rất khó khăn này do đại dịch COVID-19 và mong muốn Việt Nam có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của mình trong năm nay.
Theo ông Iman, nếu hoàn tất được RCEP, Việt Nam có thể gửi thông điệp đến phần còn lại của thế giới, đặc biệt là tại khu vực RCEP, bằng cách nhắc lại quan điểm rằng RCEP là “dự án do ASEAN dẫn dắt”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Viện Kinh tế Quốc tế Peterson: CPTPP và RCEP giúp hội tụ các nền kinh tế châu Á
10:42' - 29/06/2020
Theo nghiên cứu mới đây của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, CPTPP và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang giúp các nền kinh tế châu Á hội tụ lại trong một mô hình kinh tế gắn kết.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Viện Tầm nhìn châu Á: Việt Nam thúc đẩy sớm tiến trình đàm phán RCEP
17:40' - 25/06/2020
Phóng viên TTXVN tại Campuchia đã trao đổi với Tiến sĩ Chheang Vannarith, Chủ tịch Viện Tầm nhìn châu Á (AVI) về những sáng kiến của Việt Nam nhằm thúc đẩy sớm tiến trình đàm phán Hiệp định RCEP.
-
Kinh tế Thế giới
Ký kết RCEP sẽ góp phần khôi phục kinh tế khu vực sau đại dịch COVID-19
21:16' - 23/06/2020
Thành viên Đoàn đàm phán RCEP Lào, Santisouk Phounesavath đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn về tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP).
-
Kinh tế Thế giới
Các nước thành viên tái khẳng định ký kết RCEP trong năm nay
16:25' - 23/06/2020
Các bộ trưởng thương mại từ 15 quốc gia đã tái khẳng định rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ được ký kết vào cuối năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định RCEP sẽ thúc đẩy tăng trưởng bền vững sau dịch COVID-19
15:31' - 23/06/2020
Các Bộ trưởng nhất trí rằng việc ký kết Hiệp định RCEP trong năm 2020 sẽ phát đi tín hiệu về việc các nước tham gia đàm phán ủng hộ hệ thống thương mại đa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia: An ninh lương thực là vấn đề rất quan trọng với Nhật Bản
11:19'
Theo báo Yomiuri ngày 10/6, an ninh lương thực là một vấn đề rất quan trọng đối với Nhật Bản, quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia khai trương hệ thống một cửa quốc gia 2.0
08:25'
Ngày 9/6, Indonesia đã kỷ niệm thành lập Cơ chế một cửa quốc gia (INSW) với chủ đề “Sức mạnh tổng hợp trong bối cảnh chuyển đổi dịch vụ công để thúc đẩy đất nước”, đồng thời ra mắt hệ thống INSW 2.0.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ - ngôi sao đang lên tại châu Á
07:10'
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tốc độ tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trong năm nay và năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
NBS: CPI của Trung Quốc tăng 0,2% trong tháng 5/2023
21:53' - 09/06/2023
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 5/2023 tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 0,1% trong tháng 4/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Anh áp giá sàn đối với thuế lợi nhuận tăng thêm của ngành dầu khí
21:30' - 09/06/2023
Chính phủ Anh đưa ra mức giá sàn đối với thuế lợi nhuận tăng thêm ngoài dự kiến đối với các hãng sản xuất dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Đồng ruble giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng so với USD
21:18' - 09/06/2023
Đồng ruble của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng qua vào ngày 9/6 trước dự kiến Ngân hàng trung ương Nga (CBR) sẽ giữ nguyên lãi suất.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Ukraine sụt giảm nhẹ hơn so với dự kiến ban đầu
19:12' - 09/06/2023
Bộ Kinh tế Ukraine cho biết, trong quý I/2023 kinh tế nước này đã giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc hy vọng chính thức gia nhập DEPA trong năm nay
19:00' - 09/06/2023
DEPA kêu gọi thiết lập các quy tắc chính về các vấn đề thương mại kỹ thuật số, chẳng hạn như danh tính kỹ thuật số, luồng dữ liệu xuyên biên giới và trí tuệ nhân tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Australia đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế do lãi suất không ngừng tăng
18:19' - 09/06/2023
Nguy cơ nền kinh tế Australia rơi vào suy thoái sau khi Ngân hàng Dự trữ (RBA tức ngân hàng trung ương) tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, lên 4,1%.