Ireland cảnh báo phủ quyết đàm phán trừ phi vấn đề biên giới được giải quyết
Ủy viên Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Liên minh châu Âu (EU) của Ireland Phil Hogan ngày 26/11 khẳng định Dublin sẽ "duy trì lập trường cứng rắn" về cảnh báo phủ quyết các cuộc đàm phán thương mại sau khi Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, trừ phi London đảm bảo về đường biên giới giữa Bắc Ireland và CH Ireland.
Trả lời phỏng vấn tờ Observer, quan chức trên nêu rõ Anh, hoặc ít nhất là Bắc Ireland vẫn nên nằm trong thị trường chung và liên minh hải quan của EU để tránh một đường biên giới cứng phân chia hòn đảo này.
Trước đó, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố Anh sẽ rời khỏi thị trường chung và liên minh hải quan của châu Âu sau Brexit.
Do đó, Dublin muốn có được sự đảm bảo trên giấy tờ rằng sẽ không có đường biên giới cứng giữa CH Ireland và Bắc Ireland.
Về phần mình, EU nhấn mạnh cần phải đạt được tiến bộ nhất định về biên giới Ireland, cùng với hai vấn đề then chốt khác, trước khi các nhà lãnh đạo EU có thể thông qua việc mở màn đàm phán thương mại trong năm tới tại hội nghị EU, dự kiến diễn ra vào ngày 14-15/12 tới.
Giới chức tại Dublin và Brussels đều cho rằng cách tốt nhất để tránh đường biên giới cứng, có thể dẫn đến kiểm soát hộ chiếu và hải quan, là giữ nguyên quy định giống nhau giữa phía khu vực phía Bắc và phía Nam, song đảng Hợp nhất Dân chủ (DUP) đang ủng hộ chính phủ của bà May sẽ phản đối bất kỳ thỏa thuận nào khiến vùng này này vận hành khác với những quy định của phần còn lại thuộc Vương quốc Anh.
Lãnh đạo DUP Arlene Foster nhấn mạnh đảng này sẽ không ủng hộ bất kỳ thỏa thuận nào tạo ra ràn cản thương mại giữa Bắc Ireland và phần còn lại của Vương quốc Anh, hoặc bất kỳ đề xuất nào về việc Bắc Ireland là khu vực duy nhất thuộc Anh phải áp dụng quy định của EU.
Lãnh đạo phe Bảo thủ Scotland Ruth Davidson nhận định biên giới Ireland là một trong những vấn đề nhức nhối nhất trong các cuộc đàm phán Brexit.
Theo bà, bất kỳ sự trì hoãn trong việc chuyển sang giai đoạn đàm phán thương mại sẽ dẫn đến hậu quả nghiệm trọng đối với các doanh nghiệp.
Bà cảnh báo nếu không chuyển sang được giai đoạn tiếp theo trong 2 tuần tới thì sẽ không còn thời gian để giành lấy vị trí thuận lợi vào giai đoạn thỏa thuận chuyển tiếp sẽ diễn ra.
Trước đó, hôm 10/11, Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier đã ra tối hậu thư yêu cầu Anh trong 2 tuần phải đưa ra các nhượng bộ về thỏa thuận "ly hôn" nếu muốn bước vào giai đoạn tiếp theo của cuộc đàm phán song phương trong tháng 12 tới.
Theo ông, việc Anh tăng đề nghị chi trả cho "hóa đơn rời EU" - mà các quan chức cấp cao EU đưa ra ở mức 60 tỷ euro (tương đương 70 tỷ USD), có ý nghĩa "sống còn" trong đàm phán giữa hai bên.
Đây là một trong 3 vấn đề then chốt mà EU yêu cầu đạt được tiến bộ đáng kể để chấp nhận mở ra giai đoạn đàm phán thứ hai về mối quan hệ thương mại song phương hậu Brexit.
Các vấn đề này bao gồm quyền của các công dân châu Âu sinh sống và làm việc tại Anh, vấn đề thanh toán "các hóa đơn" Brexit và biên giới tương lai giữa Ireland với vùng Bắc Ireland của Anh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU: Có thể đạt được thỏa thuận về Brexit vào tháng 12
08:49' - 25/11/2017
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã đánh giá thỏa thuận đầu tiên về các điều kiện cho việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - còn gọi là Brexit - có thể đạt được vào tháng 12 tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU hy vọng đàm phán Brexit có thể chuyển sang giai đoạn 2
07:45' - 24/11/2017
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết, trong vài ngày tới, sẽ là thời điểm để quyết định liệu các cuộc đàm phán về việc Anh rời EU có tiến triển đủ để bước sang giai đoạn 2 hay không.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận Brexit có nguy cơ bị trì hoãn nếu có khiếu kiện
10:40' - 22/11/2017
Theo một cựu thẩm phán của Liên minh châu Âu (EU), việc nước Anh rời khỏi khối này có thể sẽ bị trì hoãn thêm một năm, nếu những người ủng hộ việc ở lại EU nộp đơn khiếu nại lên tòa án của châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.