JICA: Hoàn thành nhiều dự án hỗ trợ Việt Nam trong nửa năm tài khóa 2022
Chiều ngày 12/10 tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức họp báo tổng kết các hoạt động chính của JICA Việt Nam trong nửa đầu năm tài chính 2022 (1/4/2022 đến 30/9/2022), chia sẻ những thành tựu, tồn tại và định hướng hỗ trợ phát triển đối với Việt Nam trong nửa cuối năm tài chính 2022 (1/10/2022 đến 31/3/2023). Sự kiện thu hút đông đảo các cơ quan báo chí tham dự và đưa tin.
Khai mạc họp báo, ông Shimizu Akira, Trưởng Đại diện JICA Việt Nam đã đề cập đến một số thành tích nổi bật từ tháng 4/2021 đến hết tháng 3/2022 của JICA tại Việt Nam như triển khai khoản vay cam kết trong dự án vốn vay ODA với giá trị 10,8 tỷ Yên Nhật, tương đương 75 triệu USD; trong đó, chưa bao gồm “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân”.
Ngoài ra, còn có dự án Hợp tác kỹ thuật 4,9 tỷ Yên, tương đương 34 triệu USD và khoản viện trợ không hoàn lại 700 triệu Yên, tương đương 5 triệu USD, cùng với hơn 100 dự án lớn nhỏ khác.
Đi vào cụ thể, ông Shimizu Akira cho biết, trong lĩnh vực y tế, nhằm hỗ trợ Việt Nam chiến đấu đẩy lùi đại dịch COVID-19, JICA đã cung cấp các sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế như máy tim phổi nhân tạo ECMO phục vụ chẩn đoán và điều trị, với tổng trị giá 850 triệu Yên; chuyển giao công nghệ và bàn giao các thiết bị chính cho Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III (BSL-3) tại Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh, trị giá hơn 200 triệu Yên.
Những gói hỗ trợ này nhằm góp phần nâng cao năng lực xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, tăng cường khả năng ứng phó của Việt Nam đối với các bệnh truyền nhiễm.
Trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, JICA đã hợp tác với Trường Đại học Việt Nhật từ năm 2015, tính đến nay đã có 260 học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ và hiện có hơn 200 sinh viên và học viên đang theo học tại trường. Bên cạnh đó, còn có hiệp định vay vốn ODA thứ 4 cho “Dự án cải thiện môi trường nước Tp. Hồ Chí Minh Giai đoạn 2” đã được ký kết vào tháng 12/2021. Thông qua đó hỗ trợ phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại Tp. Hồ Chí Minh, Dự án nhằm mục tiêu cải thiện môi trường sống nhờ việc nâng cao năng lực xử lý nước thải và giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ.Trong lĩnh vực năng lượng, JICA cũng đã ký thỏa thuận cho vay trị giá 25 triệu USD với công ty tư nhân phát triển điện gió của Việt Nam trên đất liền tại tỉnh Quảng Trị.
Riêng với công trình đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh tuyến số 1, toàn bộ 51 toa tàu metro sản xuất tại Nhật Bản đã được vận chuyển đến Việt Nam, tiến độ hoàn thành của công trình đạt khoảng 90%. Chia sẻ về một số dự án JICA sẽ tập trung trong thời gian tới, ông Shimizu Akira cho hay, JICA hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Trong 4 năm trở lại đây, các khoản vay của Việt Nam từ các tổ chức quốc tế; trong đó có JICA đã giảm từ 16%-20% so với trước đây. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và có ảnh hưởng trên trường quốc tế.Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững, một quốc gia cần phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Hy vọng rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng khoản vay ODA cho phép hoàn trả trong dài hạn, 30 đến 40 năm, với lãi suất thấp và cố định, làm công cụ huy động vốn trong phát triển cơ sở hạ tầng.
Trong các dự án vốn vay ODA phát triển cơ sở hạ tầng, Việt Nam có thể tận dụng được công nghệ nước ngoài, đồng thời trong suốt thời gian dài thực hiện dự án luôn có sự tham gia của các công ty Việt Nam, nhờ vậy, Việt Nam có thể nhận chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm trong xây dựng hay quản lý bảo trì sau khi dự án kết thúc, qua đó hiệu quả của dự án sẽ được tăng cường. Theo đánh giá của đại diện JICA, đến nay, Việt Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, tuy nhiên động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng này là nhờ mở rộng xuất khẩu và đầu tư trực tiếp. Một xã hội ổn định, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển cơ sở hạ tầng là những yếu tố không thể thiếu tại mỗi quốc gia.Trong thời gian tới, ODA vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng - vốn là động lực tăng trưởng của Việt Nam. Hy vọng, Việt Nam sẽ tiếp tục sử dụng ODA một cách hiệu quả và coi đây là một phương thức huy động vốn thuận tiện, đồng thời là cách thức để có thể đưa công nghệ tiên tiến của nước ngoài áp dụng tại Việt Nam.
Về phát triển nguồn nhân lực, JICA tiếp tục hợp tác thông qua hình thức hợp tác kỹ thuật và vốn vay nhằm hỗ trợ trường Đại học Việt Nhật mở thêm chương trình đào tạo tiến sỹ, thiết lập cơ sở mới tại Hòa Lạc từ năm 2023 với mục tiêu đưa trường Đại học Việt Nhật trở thành trường đại học tổng hợp với quy mô 6.000 sinh viên.Ngoài ra, JICA dự kiến triển khai hợp tác kỹ thuật tăng cường kết nối việc làm cho thực tập sinh kỹ năng. Dự án nhằm tạo môi trường làm việc tốt hơn cho lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản thông qua việc xóa bỏ môi giới việc làm bất hợp pháp, vốn là vấn đề tồn tại trong những năm gần đây.
Trong lĩnh vực y tế, JICA đã đưa ra "Sáng kiến Y tế toàn cầu", ngay cả khi dịch COVID-19 vừa lắng xuống, JICA cam kết hợp tác hơn nữa trong công cuộc xây dựng một xã hội với khả năng ứng phó mạnh mẽ với các mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Trong số đó, Việt Nam là quốc gia kiểu mẫu trong sáng kiến này.Cụ thể, JICA sẽ tiếp tục thông qua 3 bệnh viện Trung ương đã có lịch sử hợp tác trong thời gian dài là Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Huế tại Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy tại Tp.Hồ Chí Minh nhằm thiết lập hệ thống đào tạo từ xa cho y tế tuyến dưới.
Bên cạnh đó, JICA sẽ tiếp tục hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học... nhằm cải tiến kỹ thuật phục hồi chức năng, chăm sóc điều dưỡng… nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó với những thách thức mới như tình trạng già hóa dân số nhanh.
Cuối cùng, ông Shimizu giới thiệu là về vấn đề trung hòa Carbon, tức là đưa lượng phát thải khí nhà kính xuống bằng “0” trong dự án thực hiện thỏa thuận cho vay phát triển điện gió tại tỉnh Quảng Trị. JICA cũng đang xem xét cho vay mới đối với một số dự án sản xuất điện mặt trời và điện gió khác.Ngoài ra, triển khai một số hợp tác phù hợp với nhu cầu của Việt Nam như hỗ trợ ban hành và sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường. JICA sẽ tiếp tục cử chuyên gia về tăng trưởng xanh và chuyên gia về chính sách thoát nước hỗ trợ; triển khai dự án khu công nghiệp thông minh sinh thái tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050… như mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đang nhắm tới./.
- Từ khóa :
- jica
- trưởng đại diện jica
- covid 19
- nhật bản
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
JICA kết nối doanh nghiệp và phát triển thị trường nông nghiệp
08:27' - 19/08/2022
Theo một số công ty Nhật Bản kinh doanh thức ăn chăn nuôi cho biết, muốn tận dụng cơ hội hợp tác để thắt chặt mối quan hệ với các công ty chế biến sữa tại Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
JICA hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng không
12:46' - 19/05/2022
Dự án nhằm mục đích thiết lập một nền tảng công nghiệp giúp đẩy mạnh việc sử dụng cao su thiên nhiên như một hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên sinh học bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch JICA Kitaoka Shinichi
10:06' - 24/11/2021
Sáng 24/11, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Kitaoka Shinichi, Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.