Kế hoạch mở lại các đường bay quốc tế thường lệ gồm mấy giai đoạn?
Theo đó, kế hoạch triển khai các chuyến bay quốc tế thường lệ có chở khách vào Việt Nam được Cục Hàng không Việt Nam đưa ra trên cơ sở thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với việc nghiên cứu, thúc đẩy việc nối lại chuyến bay thương mại thường lệ tới các nước nhằm phục vụ “mục tiêu kép” và đáp ứng nhu cầu đi lại của công dân. Theo đó, việc khôi phục trở lại được các cơ quan này thận trọng chia làm 3 giai đoạn.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, giai đoạn đầu sẽ chỉ khôi phục các chuyến bay trọn gói (combo), áp dụng với công dân Việt Nam. Cụ thể, các hãng hàng không Việt Nam cùng đối tác (doanh nghiệp lữ hành) phối hợp cơ quan đại diện ngoại giao, địa phương tiếp nhận cách ly tại khách sạn tổ chức chuyến bay sau khi có phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền với chi phí trọn gói vé máy bay, xét nghiệm COVID-19, khách sạn cách ly và tiền ăn trong 15 ngày, phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly…
Cơ quan này cũng đề nghị triển khai ngay đồng thời với các chuyến bay giải cứu công dân do Chính phủ tổ chức với tần suất căn cứ theo năng lực tiếp nhận cách ly của địa phương.
Theo ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, các chuyến bay sẽ chỉ được cấp phép sau khi phương án tiếp nhận cách ly được địa phương thống nhất.
Bắt đầu từ tháng 7/2021, việc khôi phục các đường bay quốc tế sẽ được chuyển sang giai đoạn 2: Triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam có cách ly sau khi nhập cảnh cho cả công dân Việt Nam và nước ngoài (phải có xét nghiệm âm tính với COVID-19).
Các chuyến bay này trước mắt sẽ thực hiện trên các đường bay giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) với tần suất 4 chuyến/tuần/chiều cho các hãng hàng không của mỗi bên.
Để thực hiện, hãng hàng không phải đệ trình kế hoạch bay phải bao gồm phương án tiếp nhận khách cách ly được phê duyệt của địa phương nơi có cảng hàng không tiếp nhận chuyến bay.
Như vậy, với kế hoạch trên, tổng số lượng chuyến bay hàng tuần có chở khách vào Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) là 24 chuyến bay/tuần với lượng hành khách cần cách ly là 6.000 - 7.000 hành khách/tuần.
Giai đoạn 3 dự kiến từ tháng 9/2021, tùy thuộc vào tiến trình tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam và đánh giá về tính miễn dịch cộng đồng sau khi tiêm vaccine đại trà trong xã hội), Cục Hàng không Việt nam sẽ triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly sau nhập cảnh khi áp dụng cơ chế “hộ chiếu vaccine”.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, thị trường triển khai được xác định là các quốc gia/vùng lãnh thổ công bố chấp nhận hiệu quả phòng dịch COVID-19 của cùng loại vaccine mà Việt Nam đã công bố để áp dụng rộng rãi trong lãnh thổ Việt Nam. Tần suất ban đầu dự kiến 7 chuyến/tuần/chiều cho các hãng hàng không của mỗi bên.
Theo đó, sẽ không yêu cầu cách ly tập trung đối với hành khách có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-time PCR trong thời gian 3 - 5 ngày trước khi nhập cảnh Việt Nam và giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế do các cơ sở tiêm chủng được Chính phủ phê duyệt hoặc thuộc hệ thống cơ sở tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với loại vaccine phòng COVID-19 được Việt Nam công nhận tính hiệu quả để triển khai áp dụng tại Việt Nam.
Hành khách sau nhập cảnh phải khai báo với chính quyền địa phương nơi cư trú và tự cách ly tại nơi cư trú từ 7 - 14 ngày (theo hướng dẫn của Bộ Y tế); Hành khách không có đủ giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế phải cách ly đủ 14 ngày theo hình thức chi phí trọn gói (tương tự chuyến bay combo).
Trước đó, phát biểu kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và các địa phương ngày 17/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu từng bước mở lại các đường bay quốc tế, chuẩn bị tốt các phương án triển khai áp dụng “hộ chiếu vaccine” và giao thương có kiểm soát.
Hiện nay “hộ chiếu vaccine” được hiểu là giấy chứng nhận tiêm chủng dưới dạng một tài liệu mang theo người hoặc thông tin được công bố trực tuyến để xác nhận tình trạng đã được tiêm chủng của một cá nhân để cá nhân đó được tự do đi lại, thoát khỏi các yêu cầu cách ly sau khi nhập cảnh như các nước đã áp dụng thời gian qua.
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên công nhận việc áp dụng kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 để dỡ bỏ mọi hạn chế, yêu cầu về cách ly đối với người đã được tiêm chủng khi di chuyển trong nội địa Trung Quốc.
Đối với Hoa Kỳ và châu Âu, cơ quan quản lý cũng ủng hộ giải pháp áp dụng “hộ chiếu vaccine” tuy nhiên, hiện vẫn đang vướng mắc để thống nhất cùng áp dụng tính hiệu quả trong phòng dịch của một hay nhiều loại vaccine phòng COVID-19…/.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines sẽ nối lại một số đường bay quốc tế
15:07' - 31/03/2021
Từ ngày 1/4- 30/6/2021, Vietnam Airlines sẽ mở rộng kế hoạch khai thác thường lệ đến 4 đường bay quốc tế gồm Hà Nội – Narita, Hà Nội – Incheon, Hà Nội – Sydney và Tp. Hồ Chí Minh – Sydney.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia nói gì về mở lại đường bay quốc tế bằng "hộ chiếu vaccine"?
18:08' - 19/03/2021
Theo các chuyên gia kinh tế, thời gian đầu, Việt Nam nên mở cửa đón khách quốc tế đến các địa điểm du lịch cụ thể; hạn chế việc di chuyển qua nhiều địa phương của du khách...
-
Doanh nghiệp
Các hãng hàng không Hàn Quốc sẽ áp phụ phí nhiên liệu các đường bay quốc tế
06:16' - 18/03/2021
Các nguồn tin trong ngành cho biết các hãng hàng không Hàn Quốc sẽ áp dụng phụ phí nhiên liệu trên các đường bay quốc tế vào tháng tới sau một năm gián đoạn do giá nhiên liệu máy bay tăng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hạ tầng Khu Công nghiệp Phú Thuận (Bến Tre)
22:03'
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 649/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị về tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2022
21:40'
Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Chỉ thị số 06/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tuyển sinh Đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát
21:32'
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát
-
Kinh tế Việt Nam
Cần nắm rõ tình hình tại địa phương để giải ngân đầu tư công hiệu quả
20:04'
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện Chương trình Phục hồi và Phát triển KT - XH.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp tại Hải Phòng, Hà Nam Hưng Yên
19:55'
Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký các Quyết định số 647, 648, 650/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các Khu Công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 6, dự kiến giải ngân gần 4.000 tỷ đồng cho các dự án giao thông
19:27'
Theo thông tin từ Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), dự kiến trong tháng 6/2022, nguồn vốn ngân sách giải ngân cho các dự án giao thông khoảng 3.950 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt chủ trương đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp Hòa Phú mở rộng (Bắc Giang)
18:34'
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 có quy mô 85 ha tại xã Mai Đình và xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ bố trí hơn 1.060 tỷ đồng thực hiện dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
18:18'
Theo nội dung Tờ trình số 156/TT-CP ngày 30/4/2022 của Chính phủ, chi phí giải phóng mặt bằng của dự án thành phần 2 của tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là 2.123 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần khuyến khích các sản phẩm bảo hiểm vì mục tiêu an sinh xã hội
17:35'
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Cần khuyến khích các sản phẩm bảo hiểm vì mục tiêu an sinh xã hội