Kết nối địa phương - doanh nghiệp đón dòng vốn chất lượng cao
Phát biểu tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2021 với chủ đề: “Kết nối địa phương – doanh nghiệp, nắm bắt cơ hội” do Bộ Ngoại giao và Vietnam Economic Times phối hợp tổ chức chiều 26/4, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng gay gắt và hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài còn gặp khó khăn do tác động từ đại dịch COVID-19; chúng ta phải thích ứng, chủ động, sáng tạo và đón kịp dòng chảy của làn sóng FDI thứ 4 nhằm đưa được dòng vốn chất lượng cao về Việt Nam.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, đến nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã hiện diện ở nhiều lĩnh vực và là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam.
Tính đến tháng 12/2020, đã có 33.070 dự án FDI, vốn đăng ký hơn 384 tỷ USD; vốn thực hiện khoảng 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu; số thu nộp ngân sách nhà nước tăng đều qua các năm.
“Các nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam và mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây chính là “lá phiếu” ủng hộ Chính phủ, bộ ngành và các địa phương tiếp tục nỗ lực cải cách, nhằm phục vụ tốt hơn cộng đồng doanh nghiệp và người dân, cùng chung tay vì Việt Nam thịnh vượng.”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Với chủ trương này, Việt Nam đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thực hiện nhiều chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhờ đó, khu vực kinh tế có vốn FDI đã phát triển nhanh và đến nay thực sự trở thành một bộ phận quan trọng của kinh tế Việt Nam, tạo động lực thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Hiện nay, khu vực FDI đóng góp khoảng 20% GDP, trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp và khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động. Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới đang đầu tư lâu dài và gặt hái thành công ở Việt Nam. Ngay cả khi kinh tế thế giới và Việt Nam bị tác động rất tiêu cực của đại dịch COVID-19, thu hút FDI vẫn duy trì kết quả khả quan, phản ánh niềm tin của giới đầu tư quốc tế đối với Việt Nam như một điểm đến an toàn và hấp dẫn.
Vai trò và đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI là rất đáng trân trọng, song thực tế cho thấy việc thu hút, quản lý đầu tư FDI ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Đó là, đầu tư FDI gắn với công nghệ cao còn ít; liên kết với các khu vực kinh tế trong nước thiếu chặt chẽ, hiệu ứng lan tỏa về năng suất và công nghệ còn hạn chế.
Nhiều dự án FDI có hiệu quả thấp, thiếu bền vững, chưa tuân thủ nghiêm túc các chính sách, pháp luật về đầu tư, tài chính, lao động, công nghệ, môi trường... Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra nhiều vấn đề, thách thức đối với thu hút FDI, nhất là tác động của công nghệ trí tuệ nhân tạo, tự động hóa trình độ cao, sản xuất thông minh...
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Bùi Thanh Sơn cho biết, nhiều năm qua, ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế- xã hội là một trụ cột của ngành ngoại giao; trong đó, hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên.
Bên cạnh đó, ngành ngoại giao phát huy mạng lưới gần 100 cơ quan đại diện trên khắp các châu lục; đồng thời, chủ động, tích cực thúc đẩy kết nối các địa phương và doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp, đối tác quốc tế thông qua tổ chức nhiều hoạt động thực chất và hiệu quả.
Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2021 với chủ đề “Kết nối địa phương- doanh nghiệp, nắm bắt cơ hội mới” là diễn đàn mở có quy mô lớn đầu tiên với sự tham gia của lãnh đạo địa phương, các hiệp hội và doanh nghiệp bàn thảo và đánh giá về các dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Đây là Diễn đàn mở có quy mô lớn đầu tiên tập trung sự tham gia của lãnh đạo địa phương, các hiệp hội và doanh nghiệp bàn thảo và đánh giá về các dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng những thay đổi của bối cảnh kinh tế thế giới mới, cũng như tác động tích cực từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.Chủ tịch, phó chủ tịch các Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ (Amcham), Hiệp hội doanh nghiệp Anh (Britcham) và Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đều cho rằng, các Hiệp định thương mại tự do quan trọng mà Việt Nam đang thực thi đã tạo sức hút lớn đối với các dòng đầu tư nước ngoài từ các thị trường hưởng lợi trong các hiệp định vào Việt Nam.
Thương hiệu và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên đáng kể trong giai đoạn vừa qua, là tiền đề quan trọng để giai đoạn tới các “cơ duyên” hợp tác của các địa phương của Việt Nam với các nhà đầu tư, cũng như giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam hiệu quả hơn nữa.Sự chuyên nghiệp và minh bạch tạo thuận lợi của các địa phương của Việt Nam đang tạo động lực lớn để các nhà đầu tư dịch chuyển hoặc/và mở rộng đầu tư những dự án “đầu não” với hàm lượng công nghệ cao tại Việt Nam.Với chủ đề "Kết nối địa phương – doanh nghiệp, nắm bắt cơ hội mới", phiên thảo luận của diễn đàn thu hút sự tham gia chia sẻ của nhiều lãnh đạo địa phương, cùng đại diện các hiệp hội xúc tiến thương mại và doanh nghiệp.Phiên thảo luận tập trung vào các nội dung chính gồm: nhận diện bối cảnh và đánh giá cơ hội dịch chuyển đầu tư; xác định chiến lược thu hút đầu tư, đón dòng dịch chuyển mới phù hợp với chủ trương quy hoạch phát triển và tiềm năng, lợi thế của các địa phương.
Những sáng kiến và giải pháp trên thực tiễn đã được các địa phương triển khai nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp vượt qua thách thức, hoạt động có hiệu quả, tăng cường mở rộng quy mô đầu tư.
Cũng trong khuôn khổ của Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2021, sẽ diễn ra 2 lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. Đó là Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và Công ty TNHH Mainstream Renewable Power Việt Nam về bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương Việt Nam.Ngoài ra, là Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Ngoại vụ và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Việt Nam về việc hỗ trợ các doanh nghiệp Hoa Kỳ kết nối với các địa phương Việt Nam…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đặt mục tiêu thu hút vốn FDI đạt 1,5 tỷ USD trong quý II
20:32' - 15/04/2021
Hải Phòng sẽ thực hiện việc tăng cường đối thoại, nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai thu hút được 29 dự án FDI mới và mở rộng hoạt động
15:53' - 14/04/2021
Theo kế hoạch trong năm 2021, tỉnh Đồng Nai sẽ thu hút khoảng 700 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn.
-
DN cần biết
FDI vào Hàn Quốc tăng gần 45% trong quý I/2021
16:32' - 05/04/2021
FDI vào Hàn Quốc đạt 4,74 tỷ USD trong quý I/2021, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Séc
18:17'
Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Séc, sáng 20/1 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định thúc đẩy nội lực kinh tế trong năm 2025
16:58'
Năm 2025, Bình Định tiếp tục phát huy những tiềm năng lợi thế, thúc đẩy nội lực của nền kinh tế, làm mới, bổ sung các động lực tăng trưởng...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Thuỵ Sĩ: Kỳ vọng nhiều cơ hội hợp tác thương mại
16:20'
Thụy Sĩ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại châu Âu và ngược lại Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong ASEAN của Thuỵ Sĩ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng lòng đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới
15:45'
Phát biểu tại buổi gặp mặt các đồng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu Xuân, Quảng Ninh lạc quan đón dòng du khách quốc tế bằng đường biển
14:46'
Khởi đầu năm 2025, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) dự kiến tiếp đón 11 chuyến tàu biển từ các thương hiệu cao cấp với gần 16.000 khách quốc tế đến tham quan Quảng Ninh trong tháng 1 này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân dự Chương trình Xuân Quê hương của cộng đồng người Việt tại Séc
08:43'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự chương trình Xuân Quê hương 2025 và chúc Tết cộng đồng người Việt Nam tại Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tự hào về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
08:42'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã tới thăm gia đình Việt kiều tiêu biểu tại Cộng hòa Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt Nam - Argentina tiếp tục phát triển
08:34'
Argentina và Việt Nam tuy xa cách về địa lý, nhưng nhân dân hai nước có mối quan hệ hữu nghị, luôn dành cho nhau tình đoàn kết và sự ủng hộ quý báu.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực mới sau 75 năm quan hệ Nga - Việt
08:33'
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 19/1 tại Trung tâm Hà Nội-Moskva Incentra, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã phối hợp với các hội đoàn tổ chức đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 theo phong tục Việt Nam.