Kết nối giao thương các doanh nghiệp khu vực Tây Bắc
Ngày 21/10, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh Tây Bắc tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2022".
Khu vực Tây Bắc gồm 6 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái với tổng diện tích tự nhiên hơn 50.500km2, chiếm 15,25 diện tích tự nhiên của cả nước; tổng dân số hơn 4,8 triệu người. Các tỉnh Tây Bắc thuộc vùng cao miền núi, có đường biên trải dài phía Bắc của Việt Nam, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và Lào.
Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh, khu vực Tây Bắc được xem là vùng kinh tế có ý nghĩa chiến lược của Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng.Đây là cầu nối quan trọng, gắn kết các vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc Việt Nam với các nước có chung biên giới là Lào và Trung Quốc. Bởi vậy, Tây Bắc là khu vực có nhiều lợi thế quan trọng trong việc kết nối, mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế.
Để góp phần phát huy lợi thế của vùng kinh tế Tây Bắc, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành với các địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ phát triển thị trường ở trong nước và quốc tế cho các sản phẩm thế mạnh của địa phương, của vùng như nông sản, dược liệu, thực phẩm chế biến, các sản phẩm công nghiệp, hóa chất,…Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan, mở rộng cả kênh phân phối truyền thống và hiện đại, tích cực củng cố và phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các hình thức xúc tiến thương mại.
9 tháng năm 2022, hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu các tỉnh Tây Bắc đã đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của vùng cũng như khu vực phía Bắc và cả nước.Các chương trình xúc tiến thương mại được tổ chức thành công, mang lại nhiều lợi ích, cơ hội và các nguồn thông tin đáng tin cậy cho các tổ chức, doanh nghiệp, tạo cơ hội cho phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng bá, giới thiệu nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có ưu thế vùng miền có cơ hội tiếp cận đến thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về xuất khẩu và xúc tiến thương mại được tăng cường; hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đưa hàng hóa về nông thôn, miền núi, vùng biên giới được triển khai tích cực, góp phần thúc đẩy tiêu thụ và sức mua trên thị trường.
Các hoạt động xúc tiến thương mại trong vùng được đẩy mạnh triển khai, linh hoạt các hình thức tổ chức, đa dạng về ngành hàng, dịch vụ sản phẩm đặc trưng, lợi thế của từng địa phương.Từ đó, phát triển thị trường trong và ngoài nước giúp doanh nghiệp tìm hiểu các yêu cầu, điều kiện, thị hiếu tiêu dùng của các thị trường khác nhau từ đó có chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.
Trong 9 vừa qua, giá trị xuất khẩu khu vực Tây Bắc đạt hơn 2,1 tỷ USD, chiếm 7,66% tổng giá trị kim ngạc xuất khẩu chung của cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu khá phong phú về chủng loại, tập trung ở các sản phẩm nông lâm sản, các mặt hàng công nghiệp và chế biến khoáng sản, hàng may mặc,… hoạt động nhập khẩu đạt hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 5,02% giá trị nhập khẩu chung của các nước.
Tại hội nghị, đại diện Sở Công Thương các tỉnh Tây Bắc đã thảo luận đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh kết nối giao thương hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu tại các địa phương.Theo đó, các tỉnh Tây Bắc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và tăng sức mua trên thị trường; đổi mới xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu; tăng cường các hoạt động kết nối thông tin giữa các tỉnh trong nước và các tổ chức xúc tiến thương mại; đa dạng hóa các loại hình xúc tiến thương mại, nhất là xúc tiến thương mại thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó, các tỉnh sẽ đẩy mạnh nghiên cứu nắm bắt nhu cầu doanh nghiệp để hỗ trợ bằng các loại hình xúc tiến phù hợp; tăng cường, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.
Các tỉnh trong khu vực Tây Bắc cần tăng cường phối hợp với nhau và các cơ quan của Bộ Công Thương về hoạt động kết nối giao thương, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật, cung cấp các thông tin dự báo thị trường để định hướng tổ chức sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa; tăng cường hoạt động kết nối giữa các tổ chức xúc tiến thương mại các tỉnh trong vùng, trong nước và nước ngoài, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp để tìm hiểu, nắm bắt thông tin kịp thời./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Áo
19:20' - 17/10/2022
Ngày 17/10, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Đại sứ quán Áo tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Áo.
-
Doanh nghiệp
Gần 900 nhà nhập khẩu Việt Nam được hỗ trợ giao thương với đối tác Hàn Quốc
11:11' - 30/09/2022
Mục tiêu năm 2022, KOTRA Hanoi sẽ thực hiện 75-80 sự kiện giao thương tạo cơ hội hợp tác cho 1.300 doanh nghiệp Hàn Quốc và hơn 1.200 doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Thúc đẩy giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Đức
18:37' - 23/09/2022
Sau thời gian giãn cách do đại dịch COVID-19, đây là chương trình giao thương, xúc tiến thương mại có quy mô đầu tiên của đoàn doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Đức.
-
Doanh nghiệp
Gần 100 doanh nghiệp Việt Nam giao thương với đối tác từ Hàn Quốc
09:46' - 23/09/2022
Năm 2022, Kotra Hanoi sẽ kết nối hơn 1.300 doanh nghiệp Hàn Quốc với hơn 1.000 nhà mua hàng của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn phấn đấu đến 31/12 bàn giao toàn bộ mặt bằng hai dự án cao tốc
20:53' - 06/11/2024
UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu, các địa phương và doanh nghiệp liên quan tháo gỡ khó khăn vướng mắc, phấn đấu đến 31/12 phải bàn giao toàn bộ mặt bằng hai dự án cao tốc qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị rà soát lại 19 chính sách thuyết minh về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:50' - 06/11/2024
Thống nhất cần có những chính sách vượt trội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát lại 19 chính sách thuyết minh về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cụ thể hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn trong mua sắm thuốc của bệnh viện công
18:50' - 06/11/2024
Chiều 6/11, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng hơn 5%
17:41' - 06/11/2024
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 của Hà Nội đạt 1,5 tỷ USD, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2023,
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện năng lực trong ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ số
16:59' - 06/11/2024
Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, thương mại điện tử và chuyển đổi số nhằm cải thiện quản trị và năng lực cạnh tranh.
-
Kinh tế Việt Nam
Vietnam Airlines ưu đãi vé Tết đồng giá chỉ từ 666.000 đồng
16:09' - 06/11/2024
Vé ưu đãi được mở bán từ nay đến hết ngày 30/11/2024 với thời gian bay áp dụng tùy theo hành trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Hiệu quả tái cơ cấu phân bổ dân cư
16:08' - 06/11/2024
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư, dự kiến trình Quốc hội phê duyệt vào ngày 13/11 tới đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc chuỗi Triển lãm về ngành công nghệ nước và môi trường
15:24' - 06/11/2024
Triển lãm quy tụ hơn 450 đơn vị là nhà sản xuất, phân phối thiết bị, máy móc và công nghệ phục vụ ngành cấp thoát nước, lọc và xử lý nước thải hàng đầu trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
“Mở cửa” để Đà Nẵng phát triển bứt phá - Bài cuối: Để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống
15:07' - 06/11/2024
Các cơ chế, chính sách đặc thù của Nghị quyết 136/2024/QH15 của Quốc hội đang mở ra những vận hội mới cho Đà Nẵng, giúp thành phố phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới.