Kết nối tiêu thụ và sản xuất nông sản an toàn
Được mùa mất giá, sản xuất dư thừa nhưng thiếu sản phẩm đạt chất lượng cho xuất khẩu, sản xuất an toàn khó tiêu thụ trong khi người tiêu dùng lại loay hoay tìm nguồn thực phẩm an toàn… đó là tình trạng vẫn phổ biến trong sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản ở nước ta.
Hoạt động kết nối cung – cầu nông sản, thực phẩm an toàn được đánh giá là khâu yếu nhất trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp. Từng bước khắc phục điểm yếu này, ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam.
Phóng viên: Là đơn vị kết nối giữa doanh nghiệp tiêu thụ với các đơn vị, địa phương sản xuất nông lâm thủy sản, ông đánh giá thế nào qua các chương trình kết nối này? Ông Đào Văn Hồ: Để tăng cường liên kết giữa người sản xuất, doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng, trung tâm phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn tiêu biểu trên cả nước đã chính thức hoạt động Trung tâm trưng bày, giới thiệu và phân phối nông sản thực phẩm an toàn và Khu gian hàng bán nông sản thực phẩm an toàn thường xuyên.Trung tâm này được đặt trong khuôn viên khu Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại (Số 489, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội).
Trung tâm trưng bày và phân phối nông sản an toàn đã kết nối được khoảng 60 gian hàng của đơn vị và các địa phương giới thiệu và bán sản phẩm tại đây. Nhằm kiểm soát tốt và nâng cao chất lượng nông thủy sản phục vụ người tiêu dùng, từ đầu năm đến nay, trung tâm đã triển khai việc kiểm nghiệm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.Đồng thời, phối hợp cùng Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội thường xuyên lấy mẫu kiểm tra các sản phẩm để từng bước tất cả sản phẩm khi vào trung tâm đều được truy suất nguồn gốc.
Bên cạnh việc kết nối các đơn vị bán hàng tại trung tâm, trung tâm còn kết nối giữa các doanh nghiệp, địa phương trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại các siêu thị và xuất khẩu. Sau khi được trung tâm kết nối, các doanh nghiệp đã và đang hợp tác tốt với địa phương để đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản như công ty: An Việt, Đồng Giao, Nafood, Coopfood…. Các doanh nghiệp lớn có nhà máy chế biến như Nafood, Đồng Giao… hợp tác với Trung tâm để tìm kiếm, kết nối với địa phương trong việc hình thành các vùng nguyên liệu lớn, sản xuất an toàn và kể cả việc xây dựng nhà máy chế biến. Không chỉ doanh nghiệp trong nước, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng tìm đến và mong muốn trung tâm tìm kiếm các kênh cung cấp hàng hóa để đưa các sản phẩm nông thủy của Việt Nam sang bán tại các nước. Trung tâm sẽ kết nối các doanh nghiệp này với các doanh nghiệp có tiềm năng cung cấp nông sản để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông thủy sản, nhất là mặt hàng rau quả các doanh nghiệp đang có nhu cầu rất lớn. Hiện nông dân vẫn sản xuất không theo kế hoạch, hợp đồng, tự phát không theo nhu cầu thị trường. Chưa có nhiều nông dân đủ hiểu được thị trường, họ sản xuất theo truyền thống và cái dễ làm. Chẳng hạn, ở Tráng Việt, Mê Linh, Hà Nội chỉ biết sản xuất củ cải; Tứ Kỳ (Hải Dương) chỉ trồng su hào… trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại thiếu cải bắp giống Nhật Bản để xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp cũng đang có nhu cầu sản phẩm lớn, chất lượng cao để xuất khẩu. Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đang có nhu cầu đặt hàng số lượng sản phẩm như: hẹ, rau chân vịt, ngô ngọt…. Tuy nhiên, yêu cầu sản xuất và sản phẩm công ty đề ra cũng rất cao để đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Chẳng hạn Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ quốc tế TJ (Hàn Quốc) đang muốn liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp cung ứng nông sản Việt Nam để đưa hàng sang Hàn Quốc. Hay thị trường Nhật Bản có nhu cầu lớn đa dạng các sản phẩm như: ngô ngọt, hẹ, vải, dưa bao tử, dứa, chanh leo, rau chân vịt, bó xôi, hành… các doanh nghiệp xuất khẩu không đủ hàng cung cấp sang thị trường này. Nếu sản xuất theo kiểu đại trà hiện nay thì chỉ lựa chọn được 30% cho xuất khẩu. Khi có kết nối, sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp, sản phẩm gần như 100% được xuất khẩu. Phóng viên:Rõ ràng, nhu cầu sản phẩm an toàn không hề ít, vậy tại sao cung và cầu vẫn chưa gặp nhau và khó khăn trong việc phát triển các kết nối này là gì? Ông Đào Văn Hồ: Sản xuất của Việt Nam vẫn phổ biến tình trạng nơi thừa thì vẫn thừa, nơi thiếu thì vẫn thiếu và hầu hết là thừa của những nông dân sản xuất không có sự kết nối. Đã có sự thay đổi nhiều nhưng cũng cần từng bước để kết nối nông dân. Bản thân nông dân cũng cần nhận thức thấy phải tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác để dễ dàng hơn trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là việc sản xuất đảm bảo đúng yêu cầu thị trường. Hiện những đơn vị đang sản xuất theo chuỗi đã giải quyết được đầu ra sản phẩm, sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Muốn sản xuất theo tín hiệu thị trường phải có sự kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ. Rõ ràng, các doanh nghiệp đang có nhu cầu lớn nhưng họ cũng khó có thể đi tìm kiếm liên kết với từng cá nhân. Do đó, rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp trong việc tổ chức sản xuất, định hướng cho các hợp tác xã trong việc liên kết, tổ chức sản xuất…và đặc biệt là cầu nối các doanh nghiệp có nhu cầu về địa phương mình. Việc địa phương chủ động vào cuộc rất quan trọng, khi đó nông dân chỉ phải lo sản xuất sao cho sản phẩm đạt tốt nhất. Bên cạnh đó, hiện ở các địa phương, những tổ chức xúc tiến thương mại nông sản chưa hình thành rõ. Nhiệm vụ xúc tiến thương mại được mỗi địa phương giao cho một đơn vị phụ trách khác nhau nên khó có sự thông suốt. Các tỉnh chưa nhận thức thích đáng về tầm quan trọng của xúc tiến thương mại thì rất khó đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Phóng viên: Thời gian tới, Trung tâm sẽ có định hướng như thế nào trong kết nối cung – cầu này? Ông Đào Văn Hồ: Trung tâm sẽ tiếp tục kết nối các doanh nghiệp với các vùng sản xuất, để phục vụ xuất khẩu, đặc biệt sang các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Ấn Độ, Trung Đông… Đây là những thị trường tiềm năng để mở rộng xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản Việt Nam. Mới đây, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham quan và tranh thủ gặp gỡ, tiếp xúc với doanh nghiệp tại thị trường Malaysia và Singapore hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam như: trứng, sữa, bò sữa, lợn sữa. Hiện Singapore có nhu cầu nhập khẩu đến 95% sản phẩm nông sản, thực phẩm; Malaysia cũng nhập 75%… Các thị trường này đều rất mở cho Việt Nam, vấn đề là mình phải sản xuất đáp ứng được các yêu cầu của họ. Khi xuất khẩu, các đơn vị sản xuất bắt buộc phải sản xuất theo các tiêu chuẩn mà thị trường nhập khẩu yêu cầu. Với thị trường nội địa, đây là thị trường ngày càng lớn, người dân có thu nhập ngày càng tăng nên sẽ càng quan tâm đến chất lượng, an toàn thực phẩm… Trung tâm sẽ cùng các đơn vị kết nối nhiều chương trình hội chợ trong nước: Hà Nam, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Kiên Giang, Tp. Hồ Chí Minh…. Các chương trình sẽ đều hướng đến nông nghiệp công nghệ cao và nông sản thực phẩm an toàn. Các sản phẩm tổ chức ở hội chợ ngoài yêu cầu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ hướng đến truy suất nguồn gốc, đảm bảo lòng tin cho người tiêu dùng. Đây cũng là cách để hướng người sản xuất công khai, minh bạch mô hình sản xuất của mình. Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
An toàn thực phẩm: Tiêu chí hàng đầu cho xuất khẩu
12:22' - 29/04/2018
Nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất cũng đã có những đầu tư đổi mới để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tiến tới xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 12,3 tỷ USD
17:25' - 27/04/2018
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 4 năm 2018 ước đạt 3,2 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Nỗi lo thường trực của mỗi gia đình
12:03' - 27/04/2018
Lâu nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn nạn thường trực trong mỗi gia đình.
-
Kinh tế & Xã hội
Có 13 tỉnh, thành phố được xếp hạng quản lý tốt an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản
15:39' - 26/04/2018
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố kết quả xếp hạng 63 tỉnh, thành về công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Ninh Thuận thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, vùng miền
13:00'
Nhằm giúp các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế, Ninh Thuận đang triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất như trồng cây măng tây, bưởi da xanh.
-
Kinh tế & Xã hội
Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán
12:57'
Dịp Tết Nguyên đán 2025, các thực phẩm có sức tiêu thụ tăng cao so với ngày bình thường như: bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát... hay bị làm giả, làm nhái ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
-
Kinh tế & Xã hội
Truyền thông Argentina ca ngợi Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế
10:28'
Theo kế hoạch được công bố, bên cạnh trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam cũng sẽ phát triển một trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng.
-
Kinh tế & Xã hội
VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử cho mùa giải 2025
09:51'
Thời gian tiếp nhận đề cử cho Giải thưởng VinFuture mùa 5 sẽ kết thúc vào 14h00 ngày 17/04/2025. Những đề cử nộp sau thời hạn này sẽ được tự động chuyển sang xét duyệt cho mùa giải năm 2026.
-
Kinh tế & Xã hội
Triều Tiên phóng nhiều vật thể nghi tên lửa đạn đạo ra vùng biển phía Đông
08:56'
Theo hãng tin Yonhap, quân đội Hàn Quốc ngày 14/1 thông báo Triều Tiên đã phóng nhiều vật thể bay nghi là tên lửa đạn đạo tầm ngắn về phía vùng biển phía Đông vào ngày 13/1.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 14/1/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 14, sáng mai 15/1 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga,Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 14/1
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 14/1 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 14/1, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 1, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Đức: Tình trạng thiếu lao động lành nghề sẽ ngày càng trầm trọng
21:01' - 13/01/2025
Bất kể là nghề lái xe buýt, xe tải, hay thợ làm vườn và thợ xây dựng, tình trạng thiếu lao động lành nghề sẽ trở nên trầm trọng thêm với nhiều ngành nghề trong thời gian tới.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 14/1. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 14/1/2025. XSMN thứ Ba ngày 14/1
19:30' - 13/01/2025
Bnews. XSMN 14/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 14/1. XSMN thứ Ba. Trực tiếp KQXSMN ngày 14/1. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba ngày 14/1/2025.