Kết quả khả quan từ việc đạt được đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
Trước việc hai đoàn đàm phán của hai nước đã thống nhất Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ về Khuôn khổ Hiệp định thương mại đối ứng, công bằng và cân bằng, nhận định từ các chuyên gia đây là kết quả khả quan từ nỗ lực, sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành.
TS. Lê Quang Minh (Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội), nhận định, việc Việt Nam đạt được kết quả đàm phán với Hoa Kỳ là kết quả rất tốt, khả quan, đây là kết quả của sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành. Ngay khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, Chính phủ, bộ ngành đã có chuẩn bị, dự báo, đưa ra các kịch bản ứng phó trước chính sách thương mại nhiều biến động.
“Việt Nam là nước tiến hành đàm phán sớm với Hoa Kỳ. Công tác đàm phán được chuẩn bị rất tốt, đặc biệt có sự tư vấn từ các doanh nghiệp FDI lớn của Hoa Kỳ, trên các diễn đàn lớn, các doanh nghiệp FDI cũng có những chia sẻ, đồng hành đóng góp cùng Chính phủ ứng phó với chính sách thuế quan của Hoa Kỳ”, TS. Lê Quang Minh (Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh.
Theo ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng, Giám đốc SSI Research, CTCP Chứng khoán SSI, đây là "tín hiệu rất tích cực", đánh dấu việc Việt Nam trở thành đối tác lớn thứ 3 của Mỹ có thể đạt được thỏa thuận sơ bộ về thuế quan - cơ sở nâng cao vị thế thương mại quốc tế.
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng - Chuyên gia kinh tế, Giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế - Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ, cuộc đàm phán giữa lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Tổng thống Mỹ Donald Trump là một thành công lớn, tạo ra một thỏa thuận cùng có lợi cho cả hai bên. Điều này cho thấy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang có những triển vọng phát triển mới. Điều này chứng tỏ Việt Nam đã có thể tạo ra lợi ích cho các đối tác Hoa Kỳ như Nike và các công ty khác khi đầu tư vào Việt Nam.
Để tận dụng tối đa những ưu đãi về thuế, Việt Nam cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng trong nước, nhằm đạt tỷ lệ nội địa hóa 100% để được hưởng mức thuế thấp nhất. Việc này cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam và Hoa Kỳ nên xem xét nâng cấp quan hệ thương mại lên một thỏa thuận thương mại tự do song phương hoặc khu vực, nhằm mở ra nhiều cơ hội mới, đặc biệt là giảm bớt các rào cản thương mại. Về tác động đến thị trường tài chính, việc giảm thuế sẽ thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài, gây áp lực lên tỷ giá đồng Việt Nam. Do đó, cần có chiến lược điều hành tỷ giá phù hợp. TS Lê Quang Minh cũng chia sẻ thêm, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa; kiểm soát hiện tượng gian lận xuất xứ hàng hóa, mượn danh hàng Việt Nam để hưởng lợi. Những doanh nghiệp tuân thủ tốt xuất xứ hàng hóa sẽ được hưởng lợi từ những quy định này. Cùng quan điểm, ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng, Giám đốc SSI Research, CTCP Chứng khoán SSI cũng lưu ý đến quy tắc xuất xứ hàng hóa đồng thời chia sẻ thêm, Chính phủ Việt Nam cũng có rất nhiều các chính sách hỗ trợ nhà đầu tư trước tác động nếu có của chính sách thuế quan như hỗ trợ tiếp cận đất đai, chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư công nghệ cao vào Việt Nam và khá nhiều các chính sách có thể hỗ trợ nhà đầu tư ở thời điểm này. Trong bối cảnh mới và để ứng phó với những thách thức của chính sách thuế quan, các doanh nghiệp dệt may, da giày đã có sự chủ động tập trung đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA). Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ứng phó với chính sách thuế quan, cộng đồng doanh nghiệp đã bình tĩnh, tìm giải pháp để vượt khó. Các doanh nghiệp dệt may có sự đột phá về phương pháp làm việc và chính sách điều phối, chia sẻ đơn hàng đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ trước những biến động chính sách của đối tác thương mại lớn, thị trường thương mại toàn cầu. Chia sẻ tại diễn đàn mới đây, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, bên cạnh việc tập trung xuất khẩu sang những thị trường như châu Phi, châu Á, Nhật Bản, châu Âu, Mỹ…, các doanh nghiệp trong ngành đã mở rộng xuất khẩu sang một số thị trường ở khu vực Nam Mỹ và Trung Đông với tiềm năng tiêu dùng lớn và đa dạng. Các doanh nghiệp cũng bước đầu tiếp cận các trang thương mại điện tử lớn như Alibaba, Amazon… nhằm mở thêm kênh tiêu thụ. 20 giờ ngày 02/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ và tốt đẹp của quan hệ song phương. Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump hoan nghênh việc hai đoàn đàm phán của hai nước đã thống nhất Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ về Khuôn khổ Hiệp định thương mại đối ứng, công bằng và cân bằng. Tổng thống Donald Trump đánh giá cao việc Việt Nam cam kết dành quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho hàng hóa của Hoa Kỳ, trong đó có xe ô tô phân khối lớn. Ông khẳng định Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương, nhất là trong các lĩnh vực mà hai bên ưu tiên. Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị phía Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường và bỏ hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng công nghệ cao. Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump cũng đã trao đổi một số phương hướng, biện pháp lớn thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong những năm tới. Hai nhà Lãnh đạo đã thông qua việc tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực có ý nghĩa then chốt, đột phá như khoa học, công nghệ cao.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26'
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Chứng khoán
Việt Nam và Mỹ đạt thỏa thuận thương mại: Nhà đầu tư giao dịch thăm dò đầu phiên
09:43'
Thị trường mở cửa phiên sáng 3/7 trong trạng thái giằng co, nhà đầu giao dịch thăm dò dù vừa đón nhận thông tin tích cực về việc Mỹ và Việt Nam đạt được một thỏa thuận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm
22:13' - 02/07/2025
20 giờ ngày 02/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông
17:20'
Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ
16:44'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về mức thuế đối ứng 20-40% mà Tổng thống Donald Trump thông báo sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến tránh Cao Lãnh tăng tốc về đích trước tháng 9/2025
15:54'
Dự án tuyến tránh Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) với vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng triển khai thi công trở lại vào tháng 7/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
15:19'
Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.