Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, dòng tiền đầu tư mạnh mẽ đang quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Lực mua áp đảo trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo chỉ số MXV-Index đảo chiều bật tăng gần 1,5% lên 2.228 điểm.
Đáng chú ý, tâm lý tích cực đang lan tỏa trên thị trường năng lượng sau khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường kim loại cũng khởi sắc khi toàn bộ 10 mặt hàng chốt phiên trong sắc xanh.
Theo ghi nhận của MXV, lực mua áp đảo trên thị trường năng lượng trong phiên giao dịch hôm qua; trong đó, giá dầu WTI dừng ở mốc 67,45 USD/thùng, tăng 3,06%; giá dầu Brent đang tiến sát tới ngưỡng 70 USD/thùng, chốt phiên ở mốc 69,11 USD/thùng, tăng 2,98%.
Nguyên nhân chính hỗ trợ cho đà tăng của giá dầu đến từ những tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Việt Nam và lo ngại về nguy cơ căng thẳng chính trị leo thang trở lại tại Trung Đông. Ngày 2/7, trong bài đăng mới nhất trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết một số thông tin chi tiết về thỏa thuận thương mại với Việt Nam.Ở một diễn biến khác, những lo ngại về tình hình chính trị tại Trung Đông tiếp tục gia tăng sau khi Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian ký ban hành luật mới có hiệu lực từ ngày hôm qua, dựa trên quyết định của quốc hội thông qua trước đó. Theo quy định mới, mọi hoạt động kiểm tra các cơ sở năng lượng hạt nhân của Iran do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tiến hành trong tương lai đều phải được Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao của Tehran phê duyệt.
Phản ứng trước động thái này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Tammy Bruce, khẳng định đây là hành động “không thể chấp nhận được”. Trước đó, những bất đồng kéo dài giữa Mỹ và Iran liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran đã trở thành nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng và xung đột với Israel-đồng minh thân cận của Mỹ có lập trường cứng rắn với Iran. Diễn biến này từng khiến giá dầu tăng vọt trong suốt 12 ngày xảy ra xung đột giữa hai quốc gia.
Ở chiều ngược lại, số liệu từ báo cáo hàng tuần mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô thương mại tại Mỹ đã tăng mạnh 3,8 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 27/6. Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cũng ghi nhận xu hướng tương tự, với mức tăng ước tính đạt 680.000 thùng.
Tồn kho xăng dầu tại Mỹ tiếp tục gia tăng, tăng thêm 4,19 triệu thùng trong tuần qua, trong khi nguồn cung từ các nhà máy lọc dầu lại giảm 491.000 thùng. Diễn biến này làm dấy lên lo ngại về nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ khi mùa hè đang diễn ra. Hiện nhu cầu xăng dầu tại Mỹ được ước tính chỉ còn 8,6 triệu thùng/ngày, thấp hơn ngưỡng 9 triệu thùng/ngày vốn được xem là mức ổn định trong mùa cao điểm.
Bạch kim lập đỉnh 11 năm, làn sóng tích trữ đồng tại Mỹ gia tăng. Thị trường kim loại trong phiên hôm qua cũng chứng kiến toàn bộ 10 mặt hàng trong nhóm đồng loạt khởi sắc. Theo MXV, đà tăng này chủ yếu đến từ những kỳ vọng của thị trường về việc Mỹ sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ và lo ngại về rủi ro thiếu hụt nguồn cung cục bộ.
Chốt phiên, giá bạch kim kéo dài xu hướng tăng thêm 5,51% lên mức 1.433USD/ounce, tiếp tục neo ở vùng giá kỷ lục trong gần 11 năm trở lại đây.
Giá các mặt hàng kim loại quý đã tăng trong phiên giao dịch ngày hôm qua sau khi báo cáo việc làm quốc gia của ADP cho thấy số việc làm ở khu vực tư nhân tại Mỹ đã giảm lần đầu tiên trong hơn hai năm vào tháng 6 đã thắp lên hy vọng cho nhiều nhà đầu tư về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể hạ lãi suất vào tháng 9 tới.
Hiện các nhà giao dịch đang hướng sự chú ý đến dữ liệu quan trọng trong báo cáo việc làm tháng 6 của Bộ Lao động Mỹ. Báo cáo này sẽ được công bố sớm một ngày trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ (4/7). Dự báo số việc làm phi nông nghiệp sẽ tăng thêm 110.000, thấp hơn mức tăng 139.000 của tháng 5.
Bên cạnh đó, đà tăng của bạch kim còn được củng cố bởi tình trạng nguồn cung toàn cầu thiếu hụt kéo dài sang năm thứ ba liên tiếp, cùng với nhu cầu sử dụng bạch kim trong ngành trang sức tại Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Theo Hội đồng Đầu tư Bạch kim Thế giới (WPIC), tồn kho bạch kim trên mặt đất toàn cầu trong năm nay dự kiến giảm mạnh 31% so với năm trước, chỉ còn khoảng 2,16 triệu ounce - tương đương với ba tháng nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Diễn biến này đẩy thị trường vào trạng thái căng thẳng nguồn cung, khiến giá bạch kim dễ biến động mạnh trước bất kỳ tác động nào từ hoạt động khai thác, tái chế hoặc vận chuyển.
Trong khi đó, hơn 70% nguồn cung bạch kim toàn cầu đến từ Nam Phi, nơi hoạt động khai thác đang gặp khó khăn do chi phí điện tăng và hạ tầng vận tải kém hiệu quả. Sự phụ thuộc lớn vào một quốc gia duy nhất khiến chuỗi cung ứng dễ dàng bị tác động bởi các gián đoạn tại đây.Trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tiếp tục duy trì đà tăng ấn tượng khi ghi nhận mức tăng 1,92%, lên 11.458 USD/tấn. Đà tăng của giá đồng tiếp tục được củng cố bởi tâm lý lo ngại gia tăng khi thời hạn áp thuế đối ứng của Washington đang đến gần. Mặc dù việc áp thuế đối với mặt hàng đồng hiện mới dừng ở giai đoạn điều tra riêng biệt, thị trường vẫn quan ngại làn sóng thuế quan sẽ sớm mở rộng sang kim loại này, nhằm hỗ trợ mục tiêu giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và thúc đẩy năng lực khai thác, sản xuất nội địa của Mỹ. Tuy nhiên, với thực tế hơn 40% nhu cầu tiêu thụ đồng tại Mỹ hiện vẫn dựa vào nguồn nhập khẩu, việc hiện thực hóa mục tiêu này được đánh giá là sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Tâm lý tích trữ đã thúc đẩy làn sóng mua vào mạnh mẽ, kéo theo lượng đồng nhập khẩu trong tháng 4 tăng đột biến lên hơn 203.000 tấn, cao gấp 4,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, diễn biến này diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với áp lực tăng trưởng chậm lại, và theo số liệu từ Nhóm Nghiên cứu Đồng quốc tế (ICSG), thị trường đồng tinh luyện toàn cầu vẫn ghi nhận thặng dư 233.000 tấn trong bốn tháng đầu năm nay.
- Từ khóa :
- kim loại
- nhập khẩu
- đầu tư
- toàn cầu
- thị trường
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá cà phê có xu hướng phân hóa, diễn biến trái chiều
09:06' - 02/07/2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng. Riêng cà phê ghi nhận xu hướng phân hóa, cà phê Robusta tăng còn giá cà-phê Arabica lại giảm
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:16' - 01/07/2025
Chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp gây chú ý với giới đầu tư khi nhiều mặt hàng giảm giá
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17'
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh
10:50' - 02/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 3/7, giá xăng dầu có thể giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% so với kỳ điều hành trước đó, nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập, hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê có xu hướng phân hóa, diễn biến trái chiều
09:06' - 02/07/2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng. Riêng cà phê ghi nhận xu hướng phân hóa, cà phê Robusta tăng còn giá cà-phê Arabica lại giảm
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhờ tín hiệu nhu cầu tích cực
08:26' - 02/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên 1/7 khi nhà đầu tư đánh giá các tín hiệu tích cực về nhu cầu, đồng thời theo dõi cuộc họp của OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 6/7 để quyết định sản lượng cho tháng 8/2025.
-
Hàng hoá
Giá dầu vẫn dưới ngưỡng 70 USD/thùng khi thị trường dõi theo quyết định của OPEC+
14:49' - 01/07/2025
Giá dầu ổn định vào chiều 1/7, trong bối cảnh thị trường đánh giá khả năng các nhà sản xuất dầu lớn sẽ tăng sản lượng trong tháng Tám tại cuộc họp sắp tới.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:16' - 01/07/2025
Chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp gây chú ý với giới đầu tư khi nhiều mặt hàng giảm giá
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ hôm nay 1/7 nhờ giảm thuế giá trị gia tăng
08:25' - 01/07/2025
Kể từ hôm nay 1/7, giá bán các mặt hàng xăng dầu các đồng loạt giảm do Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành.