Kết quả nào cho cuộc đối thoại giữa các nước sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ?
Trong bối cảnh giá dầu lao dốc, các nhà quan sát nhận định sự kiện này mang tính bước ngoặt quyết định.
Được thành lập năm 1991, IEF là một diễn đàn trao đổi và đối thoại giữa các nước sản xuất và tiêu thụ năng lượng mà hiện chiếm hơn 90% cung và cầu thế giới. Sự tham gia đông đảo của các nhà lãnh đạo chứng tỏ tầm quan trọng và lợi ích lớn của hội nghị này.Đây là cơ hội để các nước xem xét các vấn đề hiện tại và đưa ra các phản ứng chung về những cách thức cần thực hiện để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề mà ngành năng lượng thế giới đang phải đối mặt. Ngoài các bộ trưởng năng lượng, các chuyên gia, đại diện các công ty dầu khí và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu (OPEC), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ tham dự diễn đàn này.
Chủ đề chính của IEF 15 là "Chuyển đổi năng lượng thế giới". Diễn đàn lần này sẽ đề cập đến triển vọng của dầu khí thế giới, vai trò của năng lượng tái tạo, tầm quan trọng của việc tiếp cận các dịch vụ năng lượng trong phát triển nhân lực và vai trò của công nghệ.Trong bối cảnh đó, nhiều phiên họp về các vấn đề năng lượng lớn như thị trường dầu khí, năng lượng tái tạo cũng như quản lý năng lượng cũng sẽ được bàn thảo. Các cuộc gặp song phương giữa các bộ trưởng năng lượng các nước thành viên và hội nghị bàn tròn sẽ diễn ra.
Do vậy, một phần lớn các cuộc thảo luận sẽ xoay quanh diễn biến trên thị trường dầu khí đang gây bất lợi cả các nước sản xuất và tiêu thụ dầu, làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới. Đối thoại giữa các nước sản xuất và tiêu thụ được khởi xướng năm 1991 tại Paris.Vào thời điểm đó, sự rối loạn nguồn cung do cuộc chiến tranh vùng Vịnh quyết định cho cuộc đối thoại này và làm tăng ý thức quan tâm chung giữa các bên. Nhưng cuộc đối thoại này đã được thay đổi cấu trúc vào năm 2002 nhân cuộc họp tại Kyoto dưới dạng diễn đàn với một Ban thư ký có trụ sở tại Ryad.
Một hiến chương của IEF đã được thông qua tại Cancun (Mexico) năm 2010 nhằm xác định các cơ quan của diễn đàn: cuộc họp bộ trưởng (cơ quan tối cao), hội đồng hành pháp và ban thư ký. Một trong những sản phẩm chính của diễn đàn là cơ sở dữ liệu thị trường dầu khí. Sáng kiến dựa trên những nỗ lực của các nước sản xuất và tiêu thụ, cũng như của tám tổ chức quốc tế nhằm cung cấp những dự liệu hoàn chỉnh và bền vững.Theo những người khởi xướng, việc trao đổi dữ liệu được xem như là một công cụ để cải thiện minh bạch thị trường năng lượng thế giới có lợi cho an ninh năng lượng.
Sự phát triển năng lượng tái tạo, một trong những chủ đề của IEF 15 được Algeria đưa vào hàng ưu tiên quốc gia để bảo vệ các nguồn tài nguyên hóa thạch và đa dạng hóa các nguồn cung cấp điện.Chương trình phát triển năng lượng tái tạo được Hội đồng Bộ trưởng thông qua tháng 5/2015 dự kiến sản xuất 22 GW điện từ nay đến 2030 từ các nguồn năng lượng tái tạo cho thị trường trong nước và xuất khẩu 10 GW điện. Năng lượng tái tạo sẽ chiếm 27% tổng sản lượng điện vào năm 2030. Mục tiêu này giúp giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch 9% vào năm 2030.
Để đạt những mục tiêu đề ra, hồi tháng Hai, Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika đã tái khẳng định cam kết của Nhà nước về việc tiếp tục thực hiện chương trình và đưa lên hạng ưu tiên quốc gia. Nhờ có chương trình này, đất nước sẽ tiết kiệm được 300 tỷ m3 khí trong giai đoạn từ 2021-2030 và sẽ được dùng để xuất khẩu và đem lại thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, chương trình này dự kiến sẽ tạo ra 300.000 công việc trực tiếp và gián tiếp. Năm 2015, các nhà máy điện năng lượng Photovoltaic có công suất 268 MW đã được đưa vào sử dụng tại khu vực Cao nguyên và miền Nam với tổng giá trị đầu tư 70 tỷ dinars.Với tiềm năng khổng lồ về Mặt trời và gió, miền Nam Algeria là khu vực chính của chương trình phát triển năng lượng tái tạo mà Algeria muốn thực hiện để đa dạng hóa năng lượng. Thời gian nắng trên gần như toàn bộ lãnh thổ Algeria vượt quá 2.500 giờ/năm và có thể đạt 3.900 giờ/năm. Algeria có khả năng phát triển dự án điện Mặt trời quy mô lớn để đáp ứng 1/3 nhu cầu điện của đất nước từ nay đến 2030./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia giảm lương các Bộ trưởng vì giá dầu thấp
11:25' - 27/09/2016
Quốc vương Saudi Arabia Salman ra sắc lệnh cắt giảm 20% lương của các bộ trưởng và giảm các khoản phụ cấp đối với các quan chức nhà nước, nhằm ứng phó với tình trạng sụt giảm nguồn thu từ dầu mỏ.
-
Doanh nghiệp
PVN tập trung nhiều giải pháp khai thác thêm 1 triệu tấn dầu
09:30' - 27/09/2016
PVN đang phấn đấu đưa các công trình khai thác mới đi đúng và sớm hơn tiến độ cùng với việc tiếp tục khoan phát triển, đan dày tại các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Thỏ Trắng,...
-
Kinh tế Thế giới
Nga chưa nhận được đề nghị của OPEC về cắt giảm sản lượng khai thác dầu
17:06' - 26/09/2016
Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak cho biết Nga chưa nhận được đề nghị nào từ OPEC về việc giảm sản lượng khai thác dầu mà chỉ có đề nghị "đóng băng" sản lượng hiện nay.
-
Hàng hoá
Iraq ấn định mức trần sản lượng dầu mỏ
21:22' - 23/09/2016
Trong một tuyên bố được đưa ra tối 22/9, Bộ trưởng al-Luaibi đã ấn định trần sản lượng của Iraq từ 4,75-5 triệu thùng dầu/ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.