Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Hỗ trợ doanh nghiệp chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp
Để nguồn nguyên liệu hải sản được kiểm tra, truy xuất nguồn gốc rõ ràng khi nhập cảng, các Ban quản lý cảng cá càng phải nâng cao nghiệp vụ kiểm tra, xác nhận và có quyết định thông cảng.
Chính vì điều này, cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản đã tích cực hỗ trợ công tác để chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp hiệu quả hơn.
* Chấm dứt tàu cá vi phạm Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, 28 địa phương có biển đã nỗ lực chống khai thác bất hợp pháp và đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể, số tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị VMS và có tín hiệu trên hệ thống giám sát hành trình tàu cá đạt 90,87%, tăng 0,61% so với 2 năm trước.Đáng lưu ý, tình hình tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý giảm đáng kể, từ đầu tháng 10/2021 đến nay chưa phát hiện vụ việc nào bị nước ngoài bắt giữ. Toàn bộ 28 địa phương ven biển đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan thực hiện việc kiểm soát tàu cá ra vào cảng, lao động trên tàu cá, kiểm soát sản lượng thủy sản qua cảng, truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác đúng theo quy định.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nếu còn một tàu cá nào vi phạm vùng biển nước ngoài, việc gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu là rất khó. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản cùng chính quyền địa phương các tỉnh có biển, cộng đồng ngư dân khai thác, đánh bắt hải sản phải kiên quyết không để xảy ra trường hợp nào vi phạm đánh bắt vùng biển nước ngoài. Để có thể giúp ngư dân thuận lợi hơn trong thực hiện ghi chép nhật ký khai thác, hành trình cũng như thực hiện chống khai thác bất hợp pháp, cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản mong muốn sớm có thiết bị ghi chép bằng điện tử để cho ngư dân có điều kiện tốt nhất khi ra khơi đánh bắt. Để vận hành tốt hoạt động thực hiện chống khai thác bất hợp pháp trong doanh nghiệp, hiện nay VASEP cũng đã có những chuyến đến hướng dẫn trực tiếp doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản các tiêu chí phải thực hiện nghiêm khắc trong thu mua nguyên liệu hải sản. Đồng thời, VASEP cũng phối hợp với các Sở Nông nghiệp, Chi cục thủy sản, Ban quản lý cảng cá tại những địa phương có biển để đẩy mạnh những thuận lợi, giải quyết những khó khăn trong việc kiểm tra tàu cá cập bến, xuất bến, ghi chép, đo lường sản lượng, loài hải sản cập bến cũng như xác nhận nguyên liệu được khai thác hợp pháp; tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn nguyên liệu tiêu thụ với giá cao, chất lượng cao, doanh nghiệp có đủ chứng từ công nhận xuất xứ, phục vụ cho chế biến, xuất khẩu. *Doanh nghiệp nỗ lực thực thi Nguồn nguyên liệu khai thác hải sản hiện nay chủ yếu cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Vì vậy, đơn vị tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống khai thác bất hợp pháp.Khi doanh nghiệp bất hợp tác với nguồn nguyên liệu hải sản không có xuất xứ rõ ràng, thiếu nhật kí hành trình và nhật ký khai thác có nghĩa là sản lượng khai thác, đánh bắt đó khó có thể tiêu thụ, khiến cho chủ tàu và thuyền trưởng sẽ hòa vốn hoặc lỗ khi chỉ tiêu thụ tại thị trường nội địa với giá thấp.
Theo ông Lương Công Đồng, một ngư dân khai thác xa bờ tại phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, mỗi chuyến ra khơi tốn rất nhiều chi phí xăng, dầu, nhân công, ăn uống, đó là chưa kể đến những chi phí sử dụng máy nhắn tin và cả thiết bị giám sát hành trình.
Với tình hình giá xăng dầu tăng cao như hiện nay, mỗi chuyến biển có nhật ký khai thác, giám sát hành trình mới bán được giá cao, chuyến biển này mới có lãi. Nếu như không thực thi đúng Luật Thủy sản 2017 và những yêu cầu chi tiết do Chi cục Thủy sản Phú Yên triển khai, toàn bộ sản lượng khai thác được sẽ không có “hộ chiếu” truy xuất nguồn gốc để lưu hành vào nhà máy của doanh nghiệp chế biến hải sản. Như vậy, toàn bộ sản lượng tiêu thụ trôi nổi bên ngoài chỉ được mua với giá thấp, khó có lời. Mặc dù lắp thiết bị, thực hiện tin nhắn, qua hai hệ thống khai báo mất nhiều chi phí, nhưng cũng giúp ngư dân có được ít lợi nhuận. Nói về hoạt động tích cực chống khai thác bất hợp pháp hiện nay, mục đích cuối cùng là vì một nghề cá nhân văn, bền vững, cũng là để gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu, đại diện Công ty cổ phần Bá Hải (Phú Yên) chia sẻ, chính quyền địa phương phải tăng hình thức xử phạt cao hơn, mạnh hơn nữa đối với những tàu cá vi phạm chống khai thác bất hợp pháp. Bởi, khi có người vi phạm mà hình thức xử phạt chưa đủ “nặng”, người vi phạm còn kinh phí hoạt động thì những người khác sẽ có thể làm theo, mọi hoạt động chống khai thác bất hợp pháp sẽ không hiệu quả. Khi xử phạt thật nặng, các tàu cá mới không dám vi phạm vùng biển nước ngoài nữa. Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục thủy sản nhấn mạnh, nghề cá Việt Nam kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài; trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng theo đúng quy định pháp luật thủy sản, tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các vùng biển chồng lấn, tranh chấp, ranh giới vùng biển giữa Việt Nam và các nước.Giám sát chặt chẽ tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá, trao đổi thông tin kịp thời giữa các lực lượng thực thi pháp luật để ngăn chặn, xử lý kịp thời tàu cá có dấu hiệu vi phạm.
Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế phối hợp liên ngành trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn, chấm dứt tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài nêu rõ, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác bất hợp pháp. Đáng lưu ý nhất là ở cấp xã, phường về tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ pháp luật, chính quyền địa phương thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, kịp thời động viên, khen thưởng điển hình và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần, trách nhiệm để xảy ra sai phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao về chống khai thác bất hợp pháp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Giám sát chặt tàu cá có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài
15:48' - 15/06/2022
Bạc Liêu là địa phương có nghề khai thác thủy sản phát triển khá mạnh, trung bình mỗi năm khai thác trên 100.000 tấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU, vấn đề không của riêng địa phương nào
17:09' - 14/06/2022
Hiện nay muốn gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) thì cả nước phải không có tàu cá vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài. Do vậy, đây là vấn đề của quốc gia chứ không riêng địa phương nào.
-
Thị trường
Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Quyết liệt xử lý triệt để tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp
18:16' - 02/06/2022
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Cà Mau về việc tập trung triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp chống khai thác IUU.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Cộng đồng nghề cá cam kết chống khai thác bất hợp pháp
11:16' - 23/05/2022
Nghề cá Việt Nam đã trải qua hơn 4 năm thực hiện các tiêu chí của Ủy ban châu Âu chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.