Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Môi trường G7
Tham dự hội nghị kéo dài 2 ngày này ngoài các bộ trưởng môi trường của các nước G7 còn có các ủy viên của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu cùng bộ trưởng môi trường 4 nước Chile, Maldives, Ethiopia và Rwanda.
Hội nghị Boglona dự kiến sẽ tập trung vào những chủ đề quan trọng liên quan đến thách thức đối với môi trường toàn cầu, trong đó có việc thực hiện các mục tiêu được ấn định bởi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu và Các mục tiêu Phát triển Bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.
Lần đầu tiên, các Bộ trưởng Môi trường sẽ thảo luận tại một cuộc gặp của G7 các chủ đề liên quan giữa kinh tế và môi trường như: cải cách thuế môi trường, các khoản trợ cấp gây hại môi trường, vai trò của các ngân hàng phát triển đa phương, tài chính xanh và bền vững.
Hội nghị cũng sẽ thảo luận về các vấn đề truyền thống quan trọng của G7 như "rác thải trên biển" và "tính hiệu quả của tài nguyên".
Về chủ đề "Tính hiệu quả của tài nguyên" – cốt lõi của nền kinh tế tuần hoàn - mục tiêu của hội nghị là đưa ra "Lộ trình Bologna", tập trung vào một số vấn đề quan trọng: các chỉ số về tính hiệu quả của tài nguyên, sự can dự và ý thức của công dân về chất thải từ thực phẩm, phân tích kinh tế về việc sử dụng hiệu quả tài nguyên. Ngoài ra, hội nghị cũng sẽ giải quyết các cam kết của G7 về cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, do đó, vấn đề này cũng sẽ là một trong những nội dung bao trùm hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Môi trường Italy Gian Luca Galletti nhấn mạnh các nước G7 có vai trò và trách nhiệm quan trọng đối với dư luận của chính nhóm cũng như với các nước đang phát triển và với hành tinh. Vì vậy, cộng đồng quốc tế đang chờ đợi thông điệp của G7.
Trong khi đó, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Koichi Yamamoto cho rằng các nước G7 phải có bước tiếp cận thống nhất, đồng thời tin tưởng rằng vẫn có thể thuyết phục Mỹ quay trở lại với Hiệp định Paris do Washington mới chỉ đưa ra thông báo về việc rút khỏi hiệp định này.
G7 bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ./.
- Từ khóa :
- hội nghị g7
- g7
- bảo vệ môi trường
- italy
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh G7
05:30' - 05/06/2017
G7 còn có một chặng đường dài phía trước để có thể đạt được sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo trong những vấn đề nổi cộm, đặc biệt là Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Lãnh đạo các nước ra tuyên bố chung về các vấn đề của thế giới
20:47' - 27/05/2017
Lãnh đạo các nước G7 ra tuyên bố chung về một loạt vấn đề quan trọng trong đó có tình hình bán đảo Triều Tiên, thương mại, biến đổi khí hậu và tình hình Biển Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Các nhà lãnh đạo vẫn bất đồng về vấn đề di cư
17:48' - 27/05/2017
Ngày 27/5, lãnh đạo G7 bước vào ngày làm việc thứ hai tại tại thành phố Taormina trên đảo Sicily, Italy, với nội dung thảo luận chính là biến đổi khí hậu, thương mại và di cư.
-
Kinh tế Thế giới
G7 nhất trí đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố
07:45' - 27/05/2017
Những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ nhóm G7 đã thông qua một tuyên bố chung về đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và bạo lực cực đoan trên toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.