Vấn đề biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh G7
Tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) vừa qua ở Sicilia, Italy, lãnh đạo 7 nước đã nhất trí hợp tác chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực nhưng vẫn còn bất đồng trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Các nhà lãnh đạo hứa hẹn sẽ ngăn chặn những chiến dịch tuyên truyền và tuyển dụng trực tuyến của các tổ chức khủng bố, chia sẻ thông tin tình báo để đối phó với những thế lực bên ngoài, tăng cường hợp tác xuyên biên giới và hòa nhập xã hội để chống lại chủ nghĩa cực đoan. Tuy nhiên, G7 còn có một chặng đường dài phía trước để có thể đạt được sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo trong những vấn đề nổi cộm khác.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 với mong muốn giành được thế chủ động trong lĩnh vực thương mại tự do và sự hợp tác, ủng hộ đối với những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump lại đang cố gắng hơn nữa để hướng thế giới theo một con đường trái ngược hoàn toàn. Một quan chức Chính phủ Canada cho rằng nút thắt về Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục nằm trong nội dung đàm phán cho dù cho ông Trump kiên quyết phản đối.
Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni cho hay Canada, Italy, Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản đều cam kết tham gia Hiệp định Paris, tuy nhiên, ngày 1/6, Tổng thống Trump đã quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
Để tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra với Trái Đất khi Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris, hãng tin Mỹ AP đã tham vấn hơn 20 nhà khoa học về khí hậu và chuyên gia phân tích tình huống mẫu được lập trên máy tính để tính toán các hệ quả có thể xảy ra.
Theo các nhà khoa học, Trái Đất có nguy cơ sẽ đạt mức nền nhiệt nguy hiểm hơn thậm chí trong thời gian ngắn hơn nếu Mỹ rút lại những cam kết cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm của họ, bởi Mỹ góp phần rất lớn vào việc làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu.Các tính toán cho thấy viễn cảnh có thêm 3 tỷ tấn CO2 thải vào không khí mỗi năm. Và với mức tăng đó hết năm này sang năm khác, các nhà khoa học cho rằng sẽ đủ để khiến các tảng băng tan nhanh hơn, làm mực nước biển dâng cao và gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn.
Một nhóm chuyên gia đã thử mô phỏng trên máy tính tình huống xấu nhất sẽ xảy ra nếu Mỹ không cắt giảm lượng khí thải trong khi các nước đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả là nước Mỹ sẽ làm gia tăng 0,3 độ C trên toàn cầu vào cuối thế kỷ này. Các nhà khoa học đang tranh cãi về độ hợp lý và khả năng xảy ra của viễn cảnh này.
Nhiều người cho rằng bởi khí tự nhiên rẻ thay thế than đá và việc sử dụng ngày càng tăng các nguồn năng lượng tái tạo, chưa chắc Mỹ sẽ không giảm được lượng khí CO2 ô nhiễm cho dù nước này từ bỏ thỏa thuận, nên mức độ ảnh hưởng chắc sẽ ít hơn.
Những người khác lại cho rằng tình hình có thể tệ hơn bởi các nước khác có thể rút khỏi thỏa thuận theo gương Mỹ, dẫn tới lượng khí thải từ Mỹ và những nước khác tăng lên. Một nhóm mô phỏng khác đưa ra kết quả việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận sẽ khiến nhiệt độ toàn cầu tăng 0,1-0,2 độ C.
Mặc dù các nhà khoa học có thể không thống nhất về các mô phỏng trên máy tính, song đa số nhất trí rằng mức độ nóng lên mà Trái Đất đang phải chịu đựng sẽ tăng nhanh và mạnh hơn. Không có sự hợp tác của Mỹ, thế giới sẽ càng khó khăn hơn trong việc tránh ngưỡng nguy hiểm, giữ cho hành tinh không ấm lên quá 2 độ C so với hiện nay.
Nhiều nhà khoa học cho rằng ngay cả nếu Mỹ có thực hiện những gì đã cam kết theo Thỏa thuận Paris thì thế giới chắc chắn vẫn vượt quá ngưỡng tăng 2 độ C. Nhưng phần nhiệt độ tăng thêm mà Mỹ sẽ đóng góp có thể đồng nghĩa với việc tốc độ vượt quá ngưỡng này sẽ bị đẩy nhanh hơn.
Theo nhà khoa học Kevin Trenberth thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia “hệ sinh thái sẽ bị ảnh hưởng bởi khí hậu, việc trồng trọt sẽ khó khăn đồng thời mức độ thiếu hụt thực phẩm và nước gia tăng”.
Climate Interactive, nhóm các nhà khoa học và lập mô hình trên máy tính theo dõi lượng khí thải và các cam kết toàn cầu, đã mô phỏng lượng khí thải toàn cầu nếu tất cả các nước, trừ Mỹ, đạt được mục tiêu riêng của mình về cắt giảm lượng khí CO2.
Sau đó họ tính toán tác động của điều đó đối với nhiệt độ toàn cầu, mức nước biển tăng và độ axít hóa ở các đại dương dựa trên các mô hình trên máy tính. Kết quả cho thấy mỗi năm sẽ có thêm 3 tỷ tấn CO2 trong không khí, và tới cuối thế kỷ mức nhiệt tăng thêm 0,3 độ C.
John Schellnhuber, giám đốc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Postdam - một trong số ít các nhà khoa học giảm nhẹ tác hại của khả năng Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris và là nhà khoa học đã đưa ra mục tiêu 2 độ C - nói: “Nếu là 10 năm trước thì (việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận) sẽ khiến toàn cầu sửng sốt. Còn ngày nay nếu Mỹ chọn cách rút khỏi Thỏa thuận Paris thì thế giới vẫn tiếp tục xây dựng một tương lai sạch và an toàn”.
Còn nhà khoa học Katharine Hayhoe thuộc tổ chức Texas Tech không cho là như vậy. Bà nói: “Sẽ có những tác động lan truyền khắp thế giới từ những lựa chọn của Mỹ”.
>>> Hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Quốc: Cam kết thúc đẩy Hiệp định Paris
>>> Giới doanh nghiệp và nghị sĩ kêu gọi Tổng thống Trump không rút khỏi Hiệp định Paris
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dư luận Mỹ phản ứng với quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu
09:42' - 02/06/2017
Các nhà lãnh đạo các thành phố Mỹ đã lên tiếng phản đối quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu
08:56' - 02/06/2017
“Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả bảo vệ đất nước và người dân Mỹ, tôi quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu”, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu
17:31' - 18/05/2017
Năm 2016, thiên tai đã làm thiệt hại về kinh tế khoảng gần 40.000 tỷ đồng. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị tổn thương nhiều nhất, thiệt hại 1 triệu tấn lúa trong vụ Đông Xuân.
-
Kinh tế & Xã hội
Thế giới cần 300 tỷ USD/năm để đối phó với biến đổi khí hậu
18:53' - 16/05/2017
Thế giới sẽ cần 300 tỷ USD/năm tính đến năm 2030 để giúp các quốc gia đối phó với những thiệt hại khó tránh khỏi do biến đổi khí hậu gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.