Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ trì và phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Phiên họp diễn ra trong không khí cả nước tổ chức nhiều hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 79 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.
Cả nước vui mừng về những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của năm 2024, bước vào năm 2025 với khí thế mới. Đặc biệt, tối 5/1 vừa qua, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) đã thành công tốt đẹp; đội tuyển Bóng đá nam Quốc gia Việt Nam vô địch Giải bóng đá ASEAN Cup 2024. Mọi miền đất nước tưng bừng cờ hoa; đây là niềm vui, phấn khởi, niềm tin cho năm 2025.
Phiên họp diễn ra trong 1,5 ngày. Tại Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 4 dự án luật: Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Việc làm (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Đây là nhóm luật đầu tiên (trong tổng số 10 dự án luật được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua) đã được các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý rất kỹ lưỡng, khẩn trương để kịp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến ngay tại phiên họp này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua 2 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gồm: Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc thực hiện dân chủ trong nội bộ các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Hội đồng nhân dân các cấp.
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 12/2024; cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành"; cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV vào cuối tháng 2/2025.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phát huy tinh thần của Kỳ họp thứ 8 vừa qua, bám sát tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ giao Chính phủ quy định trong các nghị định, thông tư; thực hiện nghiêm Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, khối lượng công việc trong năm 2025 là rất lớn; trước mắt, ngay trong Quý 1 tập trung tổ chức Kỳ họp bất thường vào cuối tháng 2/2025 để xem xét sửa đổi, ban hành các luật, nghị quyết phục vụ cho việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW nhằm sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Theo đó, dự kiến sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)... Theo thống kê, dự kiến có gần 300 luật chuyên ngành, liên quan đến tổ chức bộ máy; hơn 4900 văn bản liên quan đến việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính. Nêu rõ khối lượng công việc rất lớn, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể tổ chức họp thêm để chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường này.
Ngoài ra, theo Chương trình công tác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ triển khai những hoạt động mới, lần đầu tiên tổ chức theo tinh thần "đúng vai, thuộc bài" như Diễn đàn Quốc hội về hoạt động giám sát tối cao, Diễn đàn Pháp luật; đồng thời, có thể tổ chức thêm hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trong năm 2025 nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát tối cao và xây dựng pháp luật của Quốc hội.
Từ bài học kinh nghiệm từ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã làm việc hết sức tích cực, khẩn trương thì mới có thể thông qua 18 luật trong một kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cơ quan chủ trì soạn thảo phải tham gia từ đầu đến cuối thì luật mới có chất lượng, tuổi thọ lâu dài; Bộ Tư pháp tăng cường thẩm định trước khi trình Chính phủ; Chính phủ xem xét kỹ lưỡng trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ rút kinh nghiệm nghiêm túc về bảo đảm thời gian trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến cũng như trình Quốc hội để đại biểu Quốc hội có thời gian nghiên cứu, thảo luận.
Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết giao Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, hoàn thiện pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tăng cường giám sát thực hiện theo quy định.
Theo phân công của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có báo cáo chuyên đề tại Hội nghị triển khai toàn quốc về nội dung này, dự kiến diễn ra ngày 13/1/2025. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị kỹ nội dung để báo cáo có chất lượng.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cao độ, tham gia đóng góp đầy đủ ý kiến, góp phần cho Phiên họp thứ 41 thành công.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Duy trì tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam
19:11' - 11/12/2024
Việc xây dựng Nghị định nhằm ổn định môi trường đầu tư; đảm bảo sức cạnh tranh và hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược...
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 40 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thành lập thành phố Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình
14:48' - 10/12/2024
Sáng 10/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2023 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sắp xếp bộ máy cần đảm bảo quyền lợi người lao động
14:47' - 10/12/2024
Sáng 10/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 40, trong đó có vấn đề liên quan đến sắp xếp bộ máy và quyền lợi người lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Malaysia: Thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện và đi vào chiều sâu
10:14'
Chuyến thăm chính thức Malaysia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tiếp thêm động lực thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và đi vào chiều sâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài cuối: Giải pháp phù hợp với khả năng người Việt
09:58'
Để chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam cần quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng với hệ thống các chính sách hỗ trợ kịp thời.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài 1: Khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn
09:57'
Trong tiến trình chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo thực hiện sáp nhập Lâm Đồng – Bình Thuận - Đắk Nông
09:20'
Ngày 24/5, Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, để phục vụ cho việc sáp nhập, Tỉnh ủy các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo hợp thực hiện nhất 3 tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:43'
Sáng 24/5, Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước theo nghi thức Quốc tang đã được tổ chức trọng thể tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội mới trong họp tác dệt may Việt Nam - Ấn Độ
08:02'
Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước cơ hội hợp tác chiến lược mới khi hai bên có thể bổ trợ cho nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay (24/5) Quốc hội thảo luận về cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội
07:59'
Ngày 24/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.