Khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ trì và phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tiếp theo sự thành công của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, theo Chương trình công tác quý II/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 44 - phiên họp có ý nghĩa rất quan trọng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Theo chương trình, Phiên họp diễn ra trong khoảng 2 tuần, chia thành 2 đợt, đợt 1 từ ngày 14-17/4/2025, đợt 2 từ ngày 22 đến sáng 28/4, tập trung giải quyết khối lượng công việc rất lớn. Nếu Chính phủ trình kịp Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của một số tỉnh thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét thông qua. Trung ương đã có kết luận đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét, quyết định 42 nhóm nội dung tại phiên họp, bao gồm: 24 nhóm nội dung về công tác lập Hiến, lập pháp; 10 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; 8 nội dung thuộc thẩm quyền; đồng thời, cho ý kiến, xem xét, quyết định bằng văn bản đối với 5 nhóm nội dung khác.
Đặc biệt, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị: sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Theo dự kiến, sẽ tiến hành lấy ý kiến nhân dân trong thời gian khoảng 1 tháng và 5 ngày để tổng hợp.
“Việc sửa đổi Hiến pháp là nhiệm vụ đặc biệt hệ trọng với khối lượng công việc rất lớn, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, gắn với chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức hệ thống chính trị, theo tinh thần Kết luận số 126-KL/TW, Kết luận số 127-KL/TWcủa Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo Trung ương”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, bên cạnh những nội dung chính thức đã được đưa vào chương trình, còn rất nhiều nội dung trong chương trình dự phòng cần xem xét để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, sắp xếp các đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; thực hiện yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phục vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, tháo gỡ các "điểm nghẽn" để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan đang rất nỗ lực triển khai các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực để chủ động ứng phó với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ với Việt Nam. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẵn sàng xem xét các vấn đề thuộc thẩm quyền để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân để phát triển kinh tế - xã hội (ví dụ liên quan đến các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ...).
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tính đến thời điểm này, nhiệm vụ lập pháp tại Kỳ họp thứ 9 là lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo chương trình Kỳ họp đã được gửi đến các đại biểu Quốc hội thì Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 30 luật và 7 nghị quyết; cho ý kiến 6 dự án luật, chưa kể rất nhiều các luật, nghị quyết khác đang được Chính phủ, các cơ quan tiếp tục đề nghị bổ sung vào chương trình.
Một số dự án luật vẫn thực hiện theo quy trình cũ theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, trong khi nhiều dự án luật sẽ thực hiện theo quy trình lập pháp mới theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) năm 2025. Do đó, các cơ quan cần lưu ý bám sát quy định của pháp luật để triển khai công việc.
“Dù việc tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật thuộc trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay của cơ quan trình thì cơ quan soạn thảo và các cơ quan thẩm tra đều phải phối hợp chặt chẽ, rà soát kỹ lưỡng, trao đổi trên tinh thần xây dựng, cố gắng đạt sự đồng thuận cao đối với các nội dung lớn trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là hội nghị lịch sử, quyết định các vấn đề lịch sử. Do đó, Chính phủ cụ thể hóa các nội dung để trình Quốc hội và trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là làm hết sức mình để thực hiện các nghị quyết của Đảng; bàn bạc trên tinh thần thấu tình đạt lý, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các kiến nghị, đề xuất, bảo đảm năm 2025 tăng trưởng 8% trở lên. Trong điều kiện sắp tới tiến hành sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều vấn đề về tổ chức liên quan sẽ ảnh hưởng đến sự chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, trong đó, vai trò của Quốc hội và Chính phủ là hết sức lớn.
Với tinh thần sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ, tuy nhiên đến nay, các cơ quan thẩm tra của Quốc hội vẫn chưa nhận được hồ sơ, tài liệu của nhiều nội dung, nhất là các nội dung về kinh tế, tài chính, ngân sách. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương chuẩn bị những nội dung thuộc trách nhiệm, bám sát chương trình phiên họp để hoàn thiện và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng tiến độ đề ra, không lùi và dồn vào khoảng thời gian trong Kỳ họp.
Trong thời gian diễn ra Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn phải hoàn thành việc xem xét thông qua các nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; đồng thời, cho ý kiến để trình Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và hoàn thành các nội dung theo Chương trình công tác quý II đã được ban hành.
Nêu rõ khối lượng công việc rất lớn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, đối với những nội dung chưa gấp, không liên quan đến sắp xếp bộ máy, phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo, Chính phủ cân nhắc chưa bổ sung vào Kỳ họp này hoặc chuẩn bị hoàn thiện thật kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng mới đề nghị bổ sung. Với các luật, nghị quyết đã được ban hành, Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn để các bộ, ngành, địa phương có thể triển khai thực hiện ngay.
Nhấn mạnh đây là giai đoạn “nước rút” để hoàn tất các nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9 và do phiên họp kết thúc sát ngày khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, ngay sau khi kết thúc mỗi nội dung, các cơ quan cần khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉnh lý, hoàn thiện, bám sát định hướng của Hội nghị Trung ương lần thứ 11, kịp thời gửi đến các đại biểu Quốc hội. Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành thời gian tiếp xúc cử tri để lắng nghe các ý kiến xung quanh vấn đề sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh, kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện để có sự giải thích thấu tình đạt lý với các địa phương.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp tại Phiên họp thứ 44
10:44' - 13/04/2025
Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tổ chức thành 2 đợt.
-
Chính sách mới
Phê duyệt Đề án “Định hướng lập pháp nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI của Chính phủ”
21:49' - 11/04/2025
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 745/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Định hướng lập pháp nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI của Chính phủ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
20:00' - 09/04/2025
Chiều 9/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 8-10/4.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực họp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
20:03'
Khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của cơ quan, cấp, ngành, địa phương nào thì cơ quan, cấp, ngành, địa phương đó giải quyết, làm quyết liệt, không đùn đẩy trách nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công xây dựng khu tái định cư và khu nhà ở xã hội quy mô lớn tại Ninh Thuận
18:57'
Theo Chủ đầu tư dự án, dự án Khu đô thị mới Bờ sông Dinh có diện tích trên 37 ha, quy mô dân số 6.500 người.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ
18:35'
Ngày 15/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Quyết định số 769/QĐ-TTg kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa chủ động phòng cháy rừng từ sớm, từ xa
18:16'
Trước diễn biến phức tạp của mùa khô, các cấp chính quyền và đơn vị chủ rừng ở Khánh Hòa đã chủ động vào cuộc từ rất sớm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương tiếp cận kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do
18:15'
Bình Dương đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng và đô thị thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường lao động phía Nam vẫn "thừa người - thiếu việc phù hợp"
17:48'
Sự gia tăng nhanh về số lượng người tìm việc cùng với thay đổi trong xu hướng nghề nghiệp đã đặt ra các vấn đề mới trong kết nối cung - cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng: Dự kiến trung tâm của tỉnh mới sẽ đặt tại Ninh Kiều
17:34'
Sau khi sáp nhập, tổng diện tích của thành phố Cần Thơ sẽ vượt 6.400km2, dân số trên 4 triệu người và có 99 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 30 phường và 69 xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai dự kiến cần 1 triệu tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và kinh tế
17:24'
Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư của Đồng Nai đến năm 2030 khoảng 1 triệu tỷ đồng, tương đương 41 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ vướng vật liệu san lấp, Đắk Nông cấp phép mỏ đất phục vụ công trình công
17:22'
Ngày 15/4, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh vừa ký quyết định cấp phép khai thác khoáng sản tại mỏ đất san lấp đồi Đắk Nút B.