Khái quát về gói trừng phạt thứ 7 sắp tới của EU nhằm vào Nga
Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị công bố và thông qua vòng trừng phạt tiếp theo nhằm vào Nga. Gói trừng phạt mới này được cho là sẽ cấm nhập khẩu vàng của Nga và bịt kín các lỗ hổng đang tồn tại hiện nay.
Theo các nhà ngoại giao EU, công tác chuẩn bị cho gói trừng phạt thứ 7 này được các đại sứ EU nối lại trong hai ngày 14-15/7 và có thể sẽ được các quốc gia thành viên EU thông qua vào giữa tuần sau.Cái gọi là “gói thực thi” này sẽ bao gồm lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga, mặt hàng đại diện cho hoạt động xuất khẩu phi năng lượng lớn nhất của quốc gia này.Động thái trừng phạt mới đã được các quốc gia thành viên EU là Pháp, Đức và Italy cùng các đối tác gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) hồi tháng Sáu vừa qua.Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng lệnh cấm này chủ yếu mang tính biểu tượng vì các biện pháp trừng phạt trước đó nhằm vào Nga đã phát huy tác dụng trong việc đóng cửa các thị trường châu Âu và Mỹ, kể cả các trung tâm thương mại tại London và Zurich.Gói trừng phạt thứ 7 cũng sẽ mở rộng danh sách các mặt hàng lưỡng dụng bị cấm xuất khẩu sang Nga, đồng thời bổ sung thêm danh sách các cá nhân và thực thể có dính dáng đến Tổng thống Nga Vladimir Putin.Hơn nữa, gói trừng phạt mới sẽ nhằm bịt lỗ hổng của các biện pháp trừng phạt đã được thông qua trước đó, chẳng hạn như bằng cách bổ sung một số sản phẩm cụ thể vào danh mục hàng hóa bị cấm. Gói này cũng có thể liên quan đến công bố chi tiết gần đây của Ủy ban châu Âu (EC) về các mặt hàng bị cấm vận chuyển tới vùng Kalingrad của Nga.Yếu tố HungaryKể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2, EU đã thông qua 6 gói trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản và cấm thị thực đối với các nhà tài phiệt và quan chức Nga, kiểm soát xuất khẩu, đóng băng tài sản của ngân hàng trung ương Nga, ngắt kết nối các ngân hàng Nga khỏi hệ thống tin nhắn toàn cầu SWIFT, cấm nhập khẩu than đá và dầu mỏ của Nga.Gói trừng phạt thứ 6 khiến EU “hao tâm tổn trí” nhất khi sau rất nhiều tranh cãi, EU đã áp đặt lệnh cấm vận một phần đối với dầu thô của Nga được nhập khẩu bằng đường biển cho tới cuối năm 2022, nhưng có các miễn trừ để Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech nhận dầu vận chuyển qua hệ thống đường ống, đồng thời loại bỏ một trong những ngân hàng lớn cuối cùng của Nga hỏi hệ thống SWIFT.Tuy nhiên, vào phút chót, Hungary đã yêu cầu các đại sứ EU họp để hoàn thiện văn bản pháp lý về gói trừng phạt của EU với mục đích đưa Thượng phụ Kirill, người đứng đầu Nhà thờ Chính thống Nga, ra khỏi danh sách các cá nhân bị trừng phạt. Điều này đã gây ra những dư luận không hay. Mặc dù các quan chức và các nhà ngoại giao không cho rằng lần này Hungary sẽ chặn gói trừng phạt thứ 7, song nhiều nhà ngoại giao EU vẫn băn khoăn về việc vụ rắc rối nói trên sẽ tạo thành tiền lệ không tốt cho những gói trừng phạt sắp tới.Đa số các quốc gia thành viên EU đều đánh giá các biện pháp trừng phạt đang phát huy tác dụng, nhưng sẽ cần có thêm thời gian để các biện pháp đó cho thấy toàn bộ tác động đối với kinh tế Nga. Trong khi đó, Hungary cho rằng EU nên chấm dứt việc bổ sung các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, thay vào đó cần thúc đẩy việc khởi động các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.Bên lề Hội nghị thượng đỉnh EU hồi tháng Sáu vừa qua, khi được hỏi về quan điểm của Hungary đối với con đường tiếp theo của các gói trừng phạt sắp tới, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tuyên bố EU “có thể đã đạt được sự thống nhất cao nhất trong vấn đề này”.Trong khi đó, Nghị sỹ Balazs Orban thuộc đảng Fidezs cầm quyền, đồng thời là cố vấn chính trị của Thủ tướng và Nội các Hungary cũng tuyên bố Hungary đã nhận thấy rõ các lệnh trừng phạt có thể khiến kinh tế châu Âu thiệt hại nặng nề hơn so với Nga. Điều này buộc Hungary phải xem xét lại chiến lược của mình.Lại là năng lượng?Một số quốc gia thành viên EU, nhất là các quốc gia Đông Âu, đang tiếp tục thúc đẩy việc bổ sung thêm các biện pháp trừng phạt về năng lượng cho các gói tiếp theo, trước khi các gói này được đệ trình cho các quốc gia thành viên EU để phê duyệt.Theo một số nhân vật “diều hâu” thuộc các quốc gia trên, các gói mới nên bao gồm lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu dầu thô cũng như bổ sung thêm nhiều biện pháp hơn nhằm vào khí đốt.Tuy nhiên, các nhà ngoại giao EU khác lại nhấn mạnh rằng không có cơ hội cho những lựa chọn như vậy vì một số quốc gia châu Âu vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng của Nga, đặc biệt là khí đốt.Phát biểu trước giới truyền thông ngày 13/7, Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala tuyên bố EU chắc chắn phải đưa vấn đề năng lượng vào các lệnh trừng phạt, bởi một nguyên tắc phải được tuân thủ đó là các lệnh trừng phạt phải có tác động lớn hơn đối với Nga so với tác động đối với các quốc gia áp đặt trừng phạt.Cộng hòa Czech, quốc gia vừa tiếp quản vai trò Chủ tịch luân phiên của EU theo nhiệm kỳ 6 tháng kể từ ngày 1/7, là một trong số những thành viên EU phụ thuộc vào Nga đối với hầu hết nhu cầu về khí đốt.Trong những tháng vừa qua, các quan chức Ukraine đã vận động triển khai gói trừng phạt thứ 7 của EU, bao gồm cả việc phong tỏa tất cả các ngân hàng Nga chưa bị ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của EU.Đây là một lựa chọn được các nhà ngoại giao EU cho là có thể cân nhắc cho các vòng trừng phạt tiếp theo./.- Từ khóa :
- EU
- EC
- trừng phạt Nga
- khủng hoảng năng lượng châu Âu
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Nga vẫn duy trì ổn định lượng khí đốt chuyển sang châu Âu
19:21' - 15/07/2022
Số liệu từ Công ty trung chuyển Ukraine cho thấy lượng khí đốt này là 36,9 triệu m3/ngày, không thay đổi so với ngày trước.
-
Kinh tế Thế giới
Nga: Tương lai của Dòng chảy phương Bắc 1 phụ thuộc vào các đối tác châu Âu
18:47' - 14/07/2022
Bộ Ngoại giao Nga cho biết tương lai của đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 đến Đức sẽ phụ thuộc vào nhu cầu khí đốt ở châu Âu và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước châu Âu ứng phó với khủng hoảng khí đốt
07:55' - 11/07/2022
Trong bối cảnh phải chuẩn bị lượng khí đốt dự trữ cho mùa Đông tới, nhiều nước châu Âu đã có những chiến lược riêng để ứng phó với những khó khăn liên quan tới nguồn cung năng lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.