Khai thác giá trị khác biệt của nông nghiệp thành phố Cảng
Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn nhằm đạt mục tiêu kép là đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững, đồng thời góp phần phát huy lợi thế, khai thác giá trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn thành phố này.
Khai thác giá trị khác biệt
Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Hải Phòng Vũ Huy Thưởng, Hải Phòng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch như, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và chính sách phát triển du lịch. Khu vực nông thôn Hải Phòng hiện vẫn còn lưu giữ được nếp sống, phong tục tập quán truyền thống của người dân vùng đồng bằng sông Hồng; văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống với các làn điệu dân ca, các tích chèo, múa rối nước; những món ăn truyền thống, dân dã mang hồn Việt cùng hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống (tạc tượng Bảo Hà, mây tre đan Chính Mỹ, dệt chiếu Lật Dương, mây tre đan An Thái…) tạo nên sự phong phú, đa dạng cho bức tranh nông thôn Hải Phòng và là yếu tố hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách nước ngoài.
Cùng đó, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được Nhà nước quan tâm, đầu tư về cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được cải thiện rõ rệt. Đây được xem là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nông thôn một cách bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút lao động, đặc biệt là lao động trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất nông thôn, tạo nguồn nhân lực cho du lịch phát triển.
Việc phát triển du lịch nông thôn đã góp phần mở rộng không gian tuyến điểm du lịch, bước đầu hình thành điểm đến mới, giảm bớt sự quá tải tại các trung tâm du lịch truyền thống của thành phố là Đồ Sơn và Cát Bà, góp phần gia tăng các sản phẩm trải nghiệm và kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến với Hải Phòng.
Đây cũng là một trong số những sản phẩm du lịch giúp khắc phục tính mùa vụ của du lịch biển Hải Phòng, tạo lợi thế thu hút khách vào mùa thấp điểm (Đông Xuân và Thu Đông). Đồng thời góp phần bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc địa phương cũng như giữ gìn môi trường sinh thái.
Cũng theo ông Vũ Huy Thưởng, để phát huy tiềm năng du lịch, đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, Hải Phòng đã lựa chọn một số huyện có tiềm năng như Cát Hải, Kiến Thụy, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên để xây dựng thí điểm mô hình du lịch nông thôn.
Du khách ngoài tham quan còn được hòa mình vào nếp sống, sinh hoạt truyền thống của người nông dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng; tìm hiểu và thưởng thức không gian văn hóa qua các làn điệu dân ca, các làng nghề truyền thống, đời sống sinh hoạt của người dân bản địa; khám phá những món ăn dân dã.
Dịch vụ ẩm thực tại nhà người dân sử dụng các loại thực phẩm tại nông thôn, dịch vụ homestay lưu trú tại nhà dân, được trải nghiệm chính cuộc sống của người dân, các chương trình trải nghiệm học tập kiến thức nông nghiệp, giao lưu với nông dân… rất hấp dẫn khách du lịch.
Bên cạnh đó, một số nông dân đã chủ động phát triển trang trại tổng hợp, mô hình VAC, vườn cây ăn quả, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách như: trang trại tổng hợp Trường Thành Farm, khu Đảo Bầu, trang trại hoa phong lan, Trung tâm trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng (với loại hình tham gia trải nghiệm nông trại để mở mang kiến thức xã hội, kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu thực tế trải nghiệm đời sống nông thôn, tham quan các mô hình sản xuất, nông nghiệp, thưởng thức các món ăn chế biến từ nông sản). Sự phát triển của các mô hình này đã góp phần làm thay đổi diện mạo làng quê và đời sống người dân nơi đây. Người nông dân có thêm nguồn thu nhập ổn định và được tham gia vào hoạt động quản lý du lịch.
Anh Quang Anh, ở quận Đống Đa, Hà Nội chia sẻ, sức ép từ cuộc sống đô thị, mức độ ô nhiễm không khí, môi trường ngày càng cao, do đó nhu cầu cần được thư giãn, nghỉ ngơi, hít thở bầu không khí trong lành, đặc biệt là được trải nghiệm các khu du lịch nông thôn luôn được gia đình quan tâm lựa chọn. Một không gian sống thực sự thoáng đạt hòa mình với thiên nhiên, mang tính đồng quê rất Hải Phòng có sức lôi cuốn và đem lại cho du khách những cảm xúc mới lạ, gần gũi.
Liên kết trong chuỗi giá trị du lịch
Tại Hội thảo chuyên đề "Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, hướng đi bền vững" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa diễn ra tại Hải Phòng, đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đã nhận định, phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn và thách thức, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và bao trùm của ngành này.
Đó là cơ sở hạ tầng còn hạn chế, gây khó khăn cho việc tiếp cận của du khách, đặc biệt là những nơi có tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tiếp nữa, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến việc không thể đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế và giảm sức hấp dẫn của các điểm du lịch.
Sự cạnh tranh giữa phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa, môi trường; thách thức trong xây dựng tổ chức thể chế, thiết chế đảm bảo phân phối lợi ích công bằng và cân bằng giữa "3 chân kiềng" (kinh tế - xã hội - môi trường) cần có sự hợp tác của nhiều bên. Thiếu sự hợp tác giữa các bên liên quan và liên kết trong chuỗi giá trị du lịch còn bất cân xứng; khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và thiên tai... cũng là những khó khăn, thách thức đối với sự phát triển bền vững của du lịch nông thôn.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam cho biết, Đề án Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tại Hải Phòng đến năm 2030 với mục tiêu chung quy hoạch hình thành khu vực nông thôn có thể khai thác dịch vụ du lịch; phát triển các cơ sở kinh tế cung cấp dịch vụ du lịch tại khu vực nông thôn, tạo ra việc làm, nguồn sinh kế ổn định, tăng thu nhập cho các hộ nông dân thông qua hoạt động du lịch.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn theo hướng thương mại dịch vụ song vẫn gìn giữ được ngành nghề sản xuất truyền thống, duy trì được sản vật địa phương có giá trị, tích tụ đất đai và lực lượng lao động nông nghiệp lành nghề, quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thu hút các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch nông nghiệp. Tăng cường liên kết du lịch và nông nghiệp, hình thành chuỗi dịch vụ du lịch có giá trị gia tăng cao, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, phát huy lợi thế của khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Đến năm 2025, Hải Phòng phấn đấu hình thành và phát triển hệ thống điểm đến du lịch nông thôn đặc trưng, bao gồm các sản phẩm: trải nghiệm văn hóa, lễ hội, làng nghề; sinh thái nông nghiệp; giáo dục học đường; nghỉ dưỡng nông thôn, chăm sóc sức khỏe; phát triển hàng hóa nông nghiệp phục vụ tiêu dùng du lịch. Phấn đấu có ít nhất 1 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hoá, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương. 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
Hải Phòng đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số; ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số. Phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch; mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù.
Đến năm 2030, Hải Phòng sẽ phát triển và nhân rộng hệ thống, mô hình, điểm đến du lịch nông thôn đạt tiêu chuẩn tại các huyện ngoại thành. Thành phố có ít nhất 3 huyện với khoảng 20 điểm du lịch nông thôn tập trung, độc đáo, khác biệt, có khả năng cạnh tranh và thu hút khách du lịch...
10 tháng năm 2024, số lượng khách du lịch đến Hải Phòng đạt trên 7,8 triệu lượt, tăng trên 14% so với cùng kỳ năm 2023, bằng trên 86% kế hoạch năm. Kế hoạch năm, Hải Phòng thu hút 9,1 triệu lượt khác.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng tuyến Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng thống nhất, đồng bộ với hệ thống đường sắt quốc gia
18:20' - 08/11/2024
Chiều 8/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Ưu tiên hướng tuyến thẳng nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất
21:33' - 01/11/2024
Cần nhất quán nguyên tắc ưu tiên hướng tuyến thẳng nhất, bằng nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất, thuận lợi cho việc nâng cấp sau này.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Làm rõ mô hình chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng
16:10' - 31/10/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp, ngày 31/10, Quốc hội làm việc tại tổ, cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
-
Tài chính
Cục Thuế Hải Phòng phấn đấu hoàn thành kết quả thu ngân sách năm 2024
17:50' - 30/10/2024
Để phấn đấu hoàn thành kết quả thu ngân sách năm 2024 Cục Thuế thành phố Hải Phòng đã thực hiện nhiều giải pháp tăng thu và chống nợ đọng thuế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện ứng phó với bão USAGI gần biển Đông
21:45'
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện các địa phương, bộ ngành liên quan về việc ứng phó với bão USAGI gần biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng thuận tái khởi động dự án điện hạt nhân
20:33'
Khi hay tin Chính phủ đề xuất tái khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, người dân vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 trước đây đều bày tỏ phấn khởi và đồng thuận cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý đầu tư công
20:32'
Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thúc đẩy các dự án cao tốc, cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn, Cao Bằng
20:10'
Khảo sát thực địa, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần thúc đẩy tiến độ triển khai hai Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn).
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội là tính hành động
19:27'
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội lần này là tính hành động, tạo điều kiện triển khai ngay sau khi Nghị quyết Đại hội được thông qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Hai nước Việt – Trung cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh
17:54'
Chiều 14/11, UBND tỉnh Lạng Sơn và Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Hoa) ký kết Bản ghi nhớ về Cơ chế gặp gỡ, trao đổi định kỳ cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tránh xảy ra sự cố, chậm trễ trong hoàn thành cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
17:27'
Chiều 14/11, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cùng đoàn công tác đã có buổi khảo sát tại Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu đoạn đi qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh điều chỉnh tăng gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024
16:33'
Ngày 14/11, tại kỳ họp thứ 19, HĐND Tp. Hồ Chí Minh khóa X đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng nằm trong top 6 địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước
15:53'
Chiều 14/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố tháng 11/2024.