Khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI góp phần bứt phá tăng trưởng kinh tế
Với mục tiêu thu hút vốn FDI vào Việt Nam năm 2025 khoảng 35 - 40 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 27 - 28 tỷ USD, Bộ Tài chính đang thực hiện rất nhiều giải pháp; trong đó, có làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư lớn để xúc tiến thực hiện, cụ thể hóa các dự án rất lớn về đầu tư; đồng thời, tiếp tục cải cách thể chế theo đúng tinh thần chỉ đạo, từ khâu thuế, hải quan, hiện đại hóa các thủ tục hành chính, đóng góp cho việc giảm thời gian, chi phí doanh nghiệp...
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho rằng, việc khai thác hiệu quả các nguồn lực; trong đó, có nguồn vốn FDI sẽ giúp đất nước tăng tốc, bứt phá cho giai đoạn tiếp theo đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng 2 con số.
Thời gian qua, khu vực đầu tư nước ngoài được xác định có vai trò quan trọng trong nền kinh tế; được khuyến khích phát triển nhằm phát huy ngoại lực, khơi dậy tinh thần sáng tạo, cộng hưởng sức mạnh nội lực, kịp thời nắm bắt cơ hội, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư. Theo bà Phí Thị Hương Nga, Trưởng ban Ban Thống kê Công nghiệp và Xây dựng, Cục Thống kê (Bộ Tài chính), sức hấp dẫn và khả năng thu hút vốn FDI của Việt Nam vẫn được duy trì nhờ những tiềm năng, lợi thế đáng kể. Đó là vị trí địa lý thuận lợi, dễ dàng kết nối với các thị trường lớn; thị trường lớn với hơn 100 triệu người tiêu dùng; chi phí cạnh tranh; tình hình kinh tế vĩ mô ổn định… Tuy nhiên, dự báo cho cả năm 2025, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, các tổ chức quốc tế và các định chế ngân hàng, tài chính đều đánh giá khả năng gia tăng xác suất suy giảm kinh tế toàn cầu và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế. Theo đó rất nhiều tổ chức đều hạ mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu, điều này chắc chắn có ảnh hưởng đến Việt Nam. Bên cạnh đó, chính sách thuế của Hoa Kỳ áp dụng không chỉ cho Việt Nam mà cho tất cả các quốc gia, là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lý, môi trường kinh doanh cũng như triển vọng đầu tư kinh doanh. "Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng nhất định", Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho hay. Cùng với đó, hiện nhiều hoạt động thu hút đầu tư FDI vẫn còn những tồn tại, hạn chế, chưa thực sự đáp ứng những kỳ vọng đề ra. Cụ thể, quy mô dự án thực tế còn chậm cải thiện, số lượng dự án quy mô lớn còn khiêm tốn. Các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn rất khó thu hút FDI. Vốn theo đối tác đầu tư chưa đa dạng hoá, không có nhiều thay đổi, các dự án lớn, chất lượng cao đến từ Mỹ, EU chưa nhiều. Số lượng dự án FDI công nghệ cao còn thấp…"Mặc dù, khu vực FDI đã góp phần tích cực trong giải quyết việc làm với hơn 5 triệu lao động nhưng chủ yếu vẫn là lao động phổ thông. Bên cạnh đó, mức độ phụ thuộc cao vào khu vực FDI gây lo ngại về tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế Việt Nam trước biến động từ bên ngoài, tính liên kết với khu vực trong nước còn yếu, tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, chậm được cải thiện, chủ yếu lắp ráp, hiệu ứng lan tỏa về năng suất, công nghệ chưa cao", Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho biết.
Không những thế, tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biến đổi. Đặc biệt, trong bối cảnh chính sách thuế mới của Mỹ tác động lớn đối với sự chuyển dịch dòng vốn FDI thế giới, cùng với đó là mối lo ngại về sự ảnh hưởng đối với lĩnh vực bất động sản, công nghiệp chế biến chế tạo… khi dòng đầu tư nước ngoài chậm lại. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm chủ động cải thiện tình hình, giảm thiểu rủi ro trong quan hệ đầu tư, giao thương song phương với Hoa Kỳ. Đó là, tăng cường đối thoại song phương để làm rõ các yếu tố, lợi ích thương mại song phương giữa hai quốc gia; khẳng định Việt Nam là đối tác thương mại công bằng và đáng tin cậy. Tiếp tục chủ động, minh bạch thông tin về xuất xứ hàng hóa, tích cực và dùng nhiều kênh, nhiều biện pháp khác nhau nhằm gia tăng nhập khẩu hàng của Hoa Kỳ một cách hợp lý, từng bước tạo cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.Cùng với đó, tích cực nghiên cứu phương án, chủ động trong đàm phán, dung hòa lợi ích chung với Hoa Kỳ để đạt được thỏa thuận về thuế suất ở mức hợp lý, có lợi nhất; đồng thời, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư vẫn là giải pháp căn cơ, thiết thực cần kiên trì thực hiện theo hướng thực chất và hiệu quả nhằm duy trì, thúc đẩy hoạt động FDI.
Đặc biệt, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 22/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, địa phương tập trung rà soát kỹ lưỡng, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; ít nhất 30% chi phí kinh doanh; bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; thực hiện thủ tục liên quan đến doanh nghiệp trên môi trường điện tử, bảo đảm thông suốt, liền mạnh, hiệu quả.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách
18:50' - 30/04/2025
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn nhiều bất định, các định chế tài chính quốc tế lớn như WB và ADB vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định, tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm
10:49' - 27/04/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Việt Nam ở mức 5,8% trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hút vốn FDI - một trong những điểm sáng của Kinh tế Việt Nam quý đầu năm
18:02' - 09/04/2025
Một trong những điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế Việt Nam quý I/2025 là việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự tăng tốc trong việc giải ngân dòng vốn này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Đầu tư công: Bổ sung quy định chi phí chuẩn bị giải phóng mặt bằng
19:40' - 02/05/2025
Dù đã nỗ lực tháo gỡ, nhưng theo phản ánh của nhiều địa phương, giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc nổi cộm ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư công
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài cuối: Sức bật từ hạ tầng
18:41' - 02/05/2025
Một loạt siêu dự án được TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi công sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói riêng, khu vực phía Nam và cả nước nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 2: Kỳ vọng từ Trung tâm tài chính quốc tế
18:21' - 02/05/2025
Việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tạo lập cực tăng trưởng mới trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 1: Từ “xé rào” đến “đầu tàu” kinh tế
18:20' - 02/05/2025
Với tinh thần chủ động sáng tạo từ cơ sở, “làm cho sản xuất bung ra”, TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra những "bước đột phá đầu tiên" của quá trình đổi mới, từng bước trở thành “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
12:31' - 02/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh
11:09' - 02/05/2025
Với khát vọng vươn tầm, Hải Phòng đang hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số logistics để nắm bắt cơ hội phát triển
10:07' - 02/05/2025
Chuyển đổi số đang là xu hướng không thể đảo ngược với mọi lĩnh vực; trong đó, có ngành logistics.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Giám đốc NIC: Tạo vốn mồi đầu tư mạo hiểm
08:00' - 02/05/2025
Việt Nam vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách và ưu đãi đủ mạnh để thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Canarval Hạ Long 2025: Kết nối di sản – Tiên phong tỏa sáng
22:11' - 01/05/2025
Tối 1/5, tại Quảng trường Sun Carnival, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Chương trình Canarval Hạ Long chính thức khai mạc với chủ đề “Kết nối di sản – Tiên phong tỏa sáng”.