Khánh Hòa tập trung thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Vân Phong
Năm 2025, Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa sẽ tập trung thu hút khoảng 2 dự án đầu tư thuộc các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa và các dự án khác theo quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, với tổng vốn đầu tư khoảng 30.000 – 50.000 tỷ đồng.
Ông Lê Hồng Phương, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong cho biết, hiện nay tỉnh Khánh Hòa đã xác định được các dự án dành cho nhà đầu tư chiến lược theo Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội bao gồm: cảng biển, sân bay và khu đô thị mới.Đối với khu đô thị mới đã được thể hiện trong quy hoạch chung và phân khu xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Các dự án sân bay, cảng biển đang ở giai đoạn trình các cơ quan Trung ương, chờ bổ sung quy hoạch.
“Khu Kinh tế Vân Phong áp dụng theo các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển theo Nghị quyết số 55/2022/QH15 có rất nhiều điểm thuận lợi, nhất là đối với các dự án nhà đầu tư chiến lược theo 7 nhóm danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút và đầu tư vào khu kinh tế. Dự án chiến lược một khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư, Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa sẽ tiến hành đo đạc, kiểm đếm, xác minh nguồn gốc đất trước thông báo thu hồi đất; nhà đầu tư chiến lược khi tham gia vào, chỉ cần áp giá theo thời điểm đó để đền bù, rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư mặt bằng sớm để làm dự án”, ông Lê Hồng Phương thông tin. Khu Kinh tế Vân Phong được xác định là khu kinh tế trọng điểm, tiếp tục thu hút mạnh về đầu tư tại của tỉnh Khánh Hòa. Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách về thuế, về tiền thuê đất cho các doanh nghiệp; Đồng thời phối hợp tốt với các sở ngành, chính quyền các địa phương thực hiện nhanh nhất, hiệu quả nhất cơ chế đặc thù của Nghị quyết số 55/2022/QH15 về nhà đầu tư chiến lược; Các cơ chế thông thoáng về quản lý quy hoạch, quản lý đất đai gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Ban cũng rà soát tham mưu UBND tỉnh ưu tiên đầu tư các hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư. “Hy vọng, trong tương lai không xa Khu Kinh tế Vân Phong sẽ “cất cánh”, chuyển mình, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển hiện đại, phát triển đột phá như kỳ vọng”, ông Lê Hồng Phương kỳ vọng. Trong năm 2024, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng với tổng vốn 1.807 tỷ đồng đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty cổ phần Viglacera Yên Mỹ ; dự án Khu đô thị mới cao cấp Cổ Mã (khoảng 5.900 tỷ đồng) đã hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư vào tháng 12/2024. Tính đến hết năm 2024, Khu Kinh tế Vân Phong đã thu hút được 146 dự án đầu tư; trong đó, có 121 dự án trong nước và 25 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký khoảng 5,1 tỷ USD, vốn thực hiện là 3,27 tỷ USD đạt 64,12% vốn đăng ký. Hiện tại, đã có 104 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho khoảng 8.500 người lao động. Năm 2024, doanh thu của các dự án tại khu kinh tế Vân Phong đạt 1.321 triệu USD; xuất khẩu đạt 665 triệu USD; nhập khẩu đạt 656 triệu USD; nộp ngân sách đạt 1.548 tỷ đồng, khoảng 1/3 ngân sách tỉnh Khánh Hòa năm 2024; trong đó, phần lớn tập trung vào các dự án FDI quy mô lớn tại khu kinh tế như dự án Nhà máy sửa chữa, đóng mới các loại tàu biển Hyundai – Việt Nam (Hàn Quốc) với tổng vốn 475,92 triệu USD; Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (Tập đoàn Sumitomo - Nhật Bản) với tổng vốn 2,58 tỷ USD; Nhà đầu tư Australis Vietnam limited (Hoa Kỳ) với 4 dự án trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản công nghệ cao với tổng vốn đăng ký khoảng 68,19 triệu USD và một số dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… trong lĩnh vực cơ khí, vật liệu xây dựng, hỗ trợ đóng tàu... Khu Kinh tế Vân Phong được Chính phủ thành lập năm 2006 với tổng diện tích 150.000 ha; trong đó, có 70.000 ha đất và 80.000 mặt nước biển, nằm trên địa bàn huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Theo định hướng Quy hoạch tại Quyết định số 298/QĐ – TTg ngày 27/3/2023, Khu Kinh tế Vân Phong có tính chất là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cả nước. Cảng biển và logistics, công nghiệp, du lịch, công nghiệp giữ vai trò quan trọng, kết hợp với ngành kinh tế khác; là trung tâm dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp cao cấp có những sản phẩm dịch vụ, du lịch độc đáo khác biệt, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế, vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia. Khu vực Bắc Vân phong gồm 13 phân khu thuộc địa bàn huyện Vạn Ninh, quy hoạch trở thành cảng biển đẳng cấp quốc tế, trung tâm kinh tế biển hiện đại, cảng nước sâu gắn với khu phi thuế quan. Khu vực Nam vân Phong gồm 6 phân khu thuộc địa bàn thị xã Ninh Hòa được quy hoạch trở thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ben biển. Hiện tại, Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong đã triển khai đồng loạt 19 phân khu chức năng; trong đó, 4 phân khu đã hoàn thành, các phân khu khác đang được các cơ quan liên quan tập trung triển khai.Tin liên quan
-
Bất động sản
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong
07:46' - 29/03/2023
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 298/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm việc với ba tỉnh về Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính
15:17'
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cùng Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông về thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm chi trả tiền cho người dân có nhà cửa hư hỏng do thi công cao tốc Bắc – Nam
14:21'
Đến nay các dự án cao tốc đã thông xe, nhưng người dân vẫn chưa nhận được các khoản hỗ trợ này để sửa sang lại nhà cửa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Thành Long họp về việc phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế
14:02'
Về phân cấp thẩm quyền, Phó Thủ tướng cho rằng, cần phân cấp nhiều hơn cho địa phương, thủ tục nào giữ lại cấp Bộ thì cần nêu rõ lý do.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ, đưa dự án đường Vành đai 4 về đích
13:57'
Các cơ quan chức năng đang tích cực giải phóng mặt bằng ở những thửa cuối cùng, đẩy nhanh tiến độ thi công, nỗ lực đưa dự án về đích đúng hẹn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị PowerChina hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp đường sắt
12:00'
Thủ tướng hoan nghênh kế hoạch hợp tác của PowerChina với các đối tác Việt Nam; bày tỏ ủng hộ chủ trương đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam của Tập đoàn trong lĩnh vực đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn: Không để hình thành điểm nóng phức tạp trong chống buôn lậu, gian lận thương mại
11:22'
Tỉnh Lạng Sơn có 231,74 km đường biên giới tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
10:10'
Sáng 21/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và các Tập đoàn hàng đầu của Mỹ
09:34'
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc gặp và làm việc với lãnh đạo các tập đoàn Excelerate Energy, Lockheed Martin, Space X và Google.
-
Kinh tế Việt Nam
Biểu quyết thông qua Nghị quyết về ngày bầu cử toàn quốc
08:25'
Sáng 21/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.