Khí hậu và kinh tế: Đức có cần phải lựa chọn?
Một số chuyên gia lo ngại hành động vì khí hậu đang bị đặt vào thế đối đầu với vấn đề kinh tế khi cuộc bầu cử trước thời hạn của Đức đang bước vào giai đoạn "phút chót". Điều này có thể gây ra những rủi ro gì cho cả hai? Và liệu có hợp lý khi lợi dụng chúng để chống lại nhau không?
Ông Friedrich Merz - Chủ tịch Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo trung hữu (CDU), người được dự đoán sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của Đức trong cuộc bầu cử sắp tới - đã tuyên bố sẽ không đóng cửa các nhà máy điện than và khí đốt chỉ khi chúng gây tổn hại đến ngành công nghiệp của Đức.Điều này làm dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế đang được ưu tiên hơn khí hậu, mặc dù nghiên cứu từ tổ chức Climate Alliance - một liên minh các nhóm xã hội dân sự của Đức - cho thấy, phần lớn người dân muốn thấy nhiều hành động về khí hậu hơn nữa.Nhà kinh tế và chuyên gia năng lượng tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) Claudia Kemfert nhận định: “Rõ ràng là, trước thềm cuộc bầu cử liên bang, khí hậu và nền kinh tế một lần nữa lại đối đầu với nhau”. Liệu hành động vì khí hậu có phải là nguyên nhân gây ra những khó khăn về kinh tế của Đức hay không?
Kinh tế Đức đang suy giảm
Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Đức – “đầu tàu” kinh tế châu Âu - đã suy giảm trong 2 năm liên tiếp. Nền kinh tế hướng đến xuất khẩu công nghiệp của nước này đã bị tác động từ giá năng lượng cao, cũng như nhu cầu trong nước chậm và thương mại toàn cầu yếu. Cùng với đó, ngành công nghiệp ô tô, vốn được coi là biểu tượng của nền kinh tế, cũng đang trong tình trạng khó khăn với một loạt nhà máy buộc phải đóng cửa và hàng nghìn nhân viên bị sa thải do doanh số và lợi nhuận giảm.
Ông Gunnar Luderer - nhà khoa học chuyên nghiên cứu về chuyển đổi năng lượng tại Viện Nghiên cứu Tác động của khí hậu Potsdam - cho biết, chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu không phải là yếu tố chính dẫn đến sự suy thoái kinh tế hiện nay. Ông nói: “Những vấn đề của nền kinh tế Đức mang tính chất cấu trúc, thậm chí còn tồi tệ hơn thế”. Theo ông Gunnar Luderer, vấn đề chính là Đức từng phụ thuộc quá lớn vào khí đốt từ Nga và quá trình chuyển đổi cực kỳ tốn kém, nhất là sau cuộc xung đột tại Ukraine, khiến giá năng lượng cao và tác động đến nền kinh tế, đẩy chi phí sản xuất của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như thép và hóa chất tăng vọt. Đó là chưa kể hóa đơn năng lượng của các hộ gia đình cũng phi mã.
Ông Gunnar Luderer phân tích mô hình kinh tế của Đức đã chứng minh là dễ bị tổn thương trước sự cạnh tranh quốc tế và áp lực từ việc Trung Quốc mở rộng sang các thị trường mới, như xe điện. Ông cho rằng: “Các nhà sản xuất ô tô Đức đã quá chậm chạp và thực sự là quá muộn để bắt kịp xu hướng mới này” và cho đến nay Đức đang phải trả giá cho điều đó.Trong khi doanh số bán xe điện tại châu Âu và Mỹ đang giảm sút, doanh số xe điện tại Trung Quốc lại đang bùng nổ, chiếm gần 50% tổng số ô tô được bán ra.Việc làm và những cơ hội bị bỏ qua
Bà Kemfert của DIW lập luận rằng các biện pháp bảo vệ khí hậu thông minh tạo ra những lợi thế kinh tế to lớn thường bị đánh giá thấp. Bà cho biết: “Tuyên bố cho rằng các biện pháp bảo vệ khí hậu ở Đức có tác động tiêu cực đến nền kinh tế là không đúng sự thật”. Vị chuyên gia của DIW khẳng định mở rộng năng lượng tái tạo, xe điện, tiết kiệm năng lượng và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp đều là những biện pháp đòi hỏi đầu tư, tạo ra giá trị và việc làm.Bà Kemfert nhấn mạnh, cho đến nay, lĩnh vực năng lượng tái tạo đã tạo ra gần 400.000 việc làm tại Đức. Việc làm trong lĩnh vực này đã tăng gần 15% trong giai đoạn 2021-2022, trong đó lĩnh vực năng lượng Mặt trời và máy bơm nhiệt gia tăng nhanh nhất. Bà nói: “Nếu Đức để kinh tế lấn át vấn đề khí hậu, sẽ có nguy cơ mất việc làm, mất khả năng cạnh tranh và chi phí nhiên liệu hóa thạch cao”.Trong khi đó, theo ông Luderer, thế mạnh của nền kinh tế Đức trong lĩnh vực sản xuất, máy móc và ô tô, có rất nhiều cơ hội kinh tế để trở thành một bên dẫn đầu trong các công nghệ xanh, chẳng hạn như năng lượng gió, máy bơm nhiệt, xe điện hoặc công nghệ điều khiển thông minh để tăng tính linh hoạt trong nhu cầu năng lượng.Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI), hiệp hội gồm cả những công ty hóa chất, kỹ thuật và điện, đã lên tiếng ủng hộ các chính sách về khí hậu, lập luận rằng những công nghệ xanh sẽ đóng vai trò then chốt đối với sự thành công của ngành công nghiệp trong tương lai Đức.Các chuyên gia cũng cho biết sự có mặt của năng lượng tái tạo trong nguồn năng lượng chung, đồng nghĩa với việc giá điện không tăng mạnh như dự báo, như giá khí đốt tăng vọt gần đây.Ông Niklas Höhne, một nhà khoa học và là người sáng lập Viện nghiên cứu phi lợi nhuận NewClimate của Đức, giải thích rằng giá điện tăng do nguồn điện đắt nhất trong “nguồn năng lượng chung”, thường là các nhà máy khí đốt, trong khi năng lượng tái tạo tiếp tục giảm giá trên toàn thế giới. Ông nói: “Vì vậy, thực sự là sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch khiến giá điện tăng cao chứ không phải là sự mở rộng của năng lượng tái tạo”.Cái giá của việc “không hành động”Một số chính đảng đã tuyên bố sẽ đảo ngược đạo luật năng lượng gây tranh cãi hiện nay của Đức nhằm loại bỏ dần các hệ thống sưởi ấm bằng nhiên liệu hóa thạch, có hiệu lực vào đầu năm ngoái, cũng như thách thức lệnh cấm ô tô động cơ đốt trong mới tại Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2035.Sự bất ổn chính trị hiện nay đang cản trở hoạt động của các doanh nghiệp. Bà Stefanie Langkamp, Giám đốc điều hành tại Climate Alliance, cho biết: “Bất cứ khi nào nói chuyện với ngành công nghiệp, hoặc với các công đoàn, họ đều nói rằng yếu tố chính trị là một trong những điều quan trọng nhất để họ định hướng cho tương lai”. Bà khẳng định: “Nếu không đầu tư vào hành động vì khí hậu ngay hôm nay, thì bạn sẽ phải đối mặt với những hậu quả thực sự to lớn, cả về mặt kinh tế và chi phí của biến đổi khí hậu”.Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra trên toàn cầu ước tính cao gấp sáu lần số tiền cần thiết để đầu tư vào các biện pháp cắt giảm khí thải và hãm mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C (3,6 độ F) so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tại Đức, riêng trong năm 2024, thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt ước tính đã gây ra thiệt hại lên tới 7 tỷ euro (7,2 tỷ USD).Thế giới đang chuyển dịch sang nền kinh tế trung hòa khí hậu trong những thập kỷ tới và nhiều tiến bộ trong năng lượng tái tạo, máy bơm nhiệt, xe điện đã được thực hiện. Bà Langkamp nói: “Có thể có những bước tiến khác nhau tại một số quốc gia hoặc một số ngành công nghiệp, nhưng đây vẫn là một trào lưu toàn cầu và nó sẽ không dừng lại. Vì vậy, đây là lý do tại sao phải đầu tư vào hành động vì khí hậu ngay bây giờ”.Ông Luderer nhấn mạnh: “Lựa chọn duy nhất cho nền kinh tế Đức thực sự là chủ động nắm bắt những thách thức và cơ hội của quá trình chuyển đổi xanh. Không có đường lùi. Và rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Đức là làm chậm quá trình chuyển đổi hoặc phụ thuộc quá nhiều vào các mô hình kinh doanh cũ không còn khả thi nữa”.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Sự phát triển AI ở Đông Nam Á: Cuộc chơi phức tạp
06:30'
Dưới sự đổ bộ của dòng vốn và công nghệ, sự phát triển AI ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với một cuộc chơi phức tạp liên quan đến những thách thức về mặt cấu trúc và những cơ hội lịch sử.
-
Phân tích - Dự báo
Thái Lan dẫn đầu thị trường xe điện ASEAN: Cờ đã đến tay?
05:30'
Thái Lan có chuỗi cung ứng ô tô toàn diện nhất trong khu vực, cung cấp ô tô cho cả thị trường xe tay lái thuận và nghịch ở ASEAN. Nhưng năm 2024, ngành ô tô Thái Lan đã trải qua giai đoạn suy giảm.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế tầm thấp: Mặt trận chiến lược mới của Trung Quốc
06:30' - 16/03/2025
15 thành phố của Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải, đã công bố sáng kiến chung nhằm thiết lập một hệ sinh thái kinh tế tầm thấp với mục tiêu phát triển 100 dự án vào năm 2025.
-
Phân tích - Dự báo
Kho báu khoáng sản và ước mơ độc lập của Greenland
05:30' - 16/03/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị mua lại đảo Greenland của Đan Mạch. Ông tuyên bố, nếu bị từ chối, sẽ áp thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước này.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Phi và nỗi lo thiếu hụt tài trợ nước ngoài
06:30' - 15/03/2025
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố tình trạng thiếu hụt tài trợ cho châu Phi, khu vực vốn đang ngập trong những khoản nợ cũ và bối cảnh địa chính trị bất lợi.
-
Phân tích - Dự báo
An ninh năng lượng trong kỷ nguyên AI và biến động địa chính trị
05:30' - 15/03/2025
Trong một kỷ nguyên của nhu cầu năng lượng do AI thúc đẩy, các mối đe dọa mạng và những liên minh địa chính trị thay đổi, đảm bảo an ninh năng lượng trở thành ưu tiên đối với mọi quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Sự phát triển AI ở Đông Nam Á: Cuộc chơi phức tạp
06:30' - 14/03/2025
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Đằng sau động thái tư nhân hóa của Tập đoàn Hàng không quốc gia Malaysia
05:30' - 14/03/2025
Tập đoàn Hàng không quốc gia Malaysia, điều hành toàn bộ các sân bay trong nước, bao gồm cả sân bay quốc tế Kuala Lumpur, đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán từ năm 1999.
-
Phân tích - Dự báo
Rào cản đối với năng lượng hạt nhân của Nhật Bản
06:30' - 13/03/2025
Môi trường trong nước của Nhật Bản hiện rất thuận lợi cho việc phát triển tầm nhìn về năng lượng hạt nhân, sau khi những lo ngại liên quan tới thảm họa hạt nhân Fukushima vào năm 2011 dần tan biến.