Khi ý Đảng đi vào lòng dân - Bài 2: Đòn bẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn
Gia đình bà Lê Thị Đức ở thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận trước đây rất khó khăn. Thu nhập chủ yếu trông chờ vào làm thuê, nên nghèo khổ đeo bám 2 vợ chồng bà quá nửa đời người. Năm 2013, bà Đức được vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để mua một cặp bò và đây đã trở thành bước đổi đời với gia đình bà.
Biết sức khỏe mình ngày một yếu không thể làm thuê mãi, vợ chồng bà Đức dành thu nhập từ bò mở rộng nuôi thêm dê. Đến năm 2015 gia đình bà Đức thoát nghèo và tiếp tục vay vốn hộ mới thoát nghèo 43 triệu đồng mở rộng nuôi 4 con bò và 30 con dê.
“Nhờ Ngân hàng Chính sách Xã hội tôi mới có nguồn vốn vay để nuôi dê, mỗi năm xuất 2 lứa, mỗi lứa 15 con, trừ giống còn lời 50 triệu đồng, bê con mỗi năm cũng bán được 2 con được thêm hơn 20 triệu đồng”, bà Đức phấn khởi cho biết.
Không riêng bà Đức, nhiều hộ nghèo ở các miền quê khác cũng đã thoát khỏi nghèo đói và đổi đời từ nguồn vốn chính sách. Huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận là một trong 62 huyện nghèo cả nước theo Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Với 8/9 xã thuộc khu vực III, huyện Bác Ái có 36/38 thôn đặc biệt khó khăn và trên 95% dân số là đồng bào dân tộc Raglai.
Trong những năm qua, việc triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Bác Ái đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội.
Ngay sau khi được giao phụ trách Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Bác Ái vào đầu năm 2014 và chính thức được bổ nhiệm Giám đốc Phòng giao dịch huyện vào tháng 5/2014, việc đầu tiên anh Châu Văn Vé nghĩ đến là “chớp” cơ hội từ triển khai Chỉ thị 40.
Do đó, mỗi năm anh Châu Văn Vé đều có sáng kiến mới như “nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP”, “nâng cao hiệu quả công tác tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại huyện nghèo 30a”.
Những sáng kiến này của anh Châu Văn Vé đã góp phần đưa tổng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Bác Ái đến nay đạt trên 185 tỷ đồng; trong đó, nguồn địa phương là 4,4 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2015 - 2020, nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Bác Ái đã giúp cho hơn 5,7 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn; hơn 2,5 nghìn lượt hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được vay vốn để đầu tư chăn nuôi, sản xuất, tạo việc làm. Đặc biệt, tại Bác Ái đã có hơn 1,4 nghìn lượt hộ dân tộc thiểu số nghèo được vay vốn.
Có thể thấy, nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo và các đối tượng chính sách đã làm thay đổi tích cực trong cách thức sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy họ tìm cách làm, sử dụng vốn có lợi nhất, bớt dần tư duy của sự ỷ lại, để vươn lên thoát nghèo. Đây cũng là một nguồn lực quan trọng cho người nghèo có “vốn” mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập thoát nghèo.
Hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40 không phải là một chặng đường dài, song những kết quả bước đầu triển khai Chỉ thị này minh chứng cho một quyết sách đúng đắn của Đảng, tạo bước đột phá trong việc kết nối sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng Ngân hàng Chính sách Xã hội hỗ trợ người nghèo, các đối tượng chính sách xoay chuyển đói nghèo để không ai bị bỏ lại phía sau. Chỉ thị 40 đã tạo sự chuyển biến nhận thức mạnh mẽ trong toàn hệ thống chính trị, đó là chuyển mạnh cách làm từ cho người nghèo “con cá” bằng cách đưa “cần câu”.
Cùng với đó, gần 346 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập. Tín dụng chính sách cũng hỗ trợ xây dựng hơn 7,3 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, gần 142 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách.
Ông Nay Hứ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai nhận định, Chỉ thị số 40 là “cú hích”cho hệ tín dụng chính sách xã hội không ngừng được hoàn thiện, góp phần nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.
“Đó còn là công cụ kinh tế quan trọng, kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Việc triển khai Chỉ thị 40 được nhân dân đồng tình ủng hộ và ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước”, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai nói.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Khi ý Đảng đi vào lòng dân - Bài cuối: Để không ai bị bỏ lại phía sau
15:23' - 29/10/2020
Mục tiêu giảm nghèo bền vững luôn đối diện với những khó khăn và đòi hỏi Chỉ thị 40 phải là điểm tựa vững chắc cho tín dụng chính sách.
-
Ngân hàng
Khi ý Đảng đi vào lòng dân - Bài 4: Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc
15:23' - 29/10/2020
Hoạt động tín dụng chính sách không chỉ tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước mà còn huy động được sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị.
-
Ngân hàng
Khi ý Đảng đi vào lòng dân - Bài 2: Đòn bẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn
15:22' - 29/10/2020
Chỉ thị số 40 là “cú hích”cho hệ tín dụng chính sách xã hội không ngừng được hoàn thiện, góp phần nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo.
-
Ngân hàng
Khi ý Đảng đi vào lòng dân - Bài 3: Chắp cánh những giấc mơ
15:22' - 29/10/2020
Hơn 5 năm Chỉ thị 40 đi vào cuộc sống, nhiều giấc mơ đi học, giấc mơ khởi nghiệp hay giấc mơ về một ngôi nhà kiên cố đã được “chắp cánh” nhờ đồng vốn chính sách.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Vietcombank công bố quyết định thành lập Khối Vận hành
17:46' - 02/07/2022
Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank đã ký Quyết định thành lập Khối Vận hành tại Trụ sở chính Vietcombank và thành lập Phòng Quản lý chất lượng Trụ sở chính thuộc Khối Vận hành Vietcombank.
-
Ngân hàng
Giải ngân gần 9.000 tỷ đồng vốn vay ưu đãi phục hồi kinh tế theo Nghị quyết 11/NQ-CP
17:44' - 02/07/2022
Tính đến ngày 30/6/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân 8.896 tỷ đồng vốn vay ưu đãi trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
-
Ngân hàng
Agribank bán đấu giá 3.000 m2 đất và nhiều tài sản ở TP.HCM từ 165 tỷ đồng
08:00' - 02/07/2022
Agribank AMC LTD thông báo bán đấu giá 3071,2 m2 đất ở tại đô thị, thời hạn sử dụng lâu dài và 96 m2 diện tích nhà ở cấp III là tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại Agribank Chi nhánh An Phú.
-
Ngân hàng
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm được tái bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Sacombank
20:08' - 01/07/2022
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm vừa được công bố quyết định tái bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc Sacombank kể từ ngày 30/6/2022 với thời hạn 5 năm.
-
Ngân hàng
VietinBank rao bán đấu giá nhiều tài sản của SHC Việt Nam và Công ty Thành Đạt
12:03' - 01/07/2022
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa đăng thông báo bán tài sản bảo đảm và bán đấu giá khoản nợ có tài sản bảo đảm bao gồm nhiều ô tô, xe tải và đất ở.
-
Ngân hàng
TPBank điều chỉnh chính sách dịch vụ SMS Banking từ ngày 1/7
10:23' - 01/07/2022
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) thông báo điều chỉnh chính sách dịch vụ thông báo biến động số dư SMS Banking từ ngày 1/7.
-
Ngân hàng
BoE cảnh báo lạm phát ở Anh có khả năng đứng ở mức cao
09:15' - 01/07/2022
Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cho biết ngân hàng này cần tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm để ứng phó với lạm phát.
-
Ngân hàng
Giá USD hôm nay 1/7
08:49' - 01/07/2022
Sáng nay, giá đồng USD tăng và đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ.
-
Ngân hàng
Loạt ngân hàng có lợi thế được "nới" room tín dụng
18:46' - 30/06/2022
Do room tín dụng cấp đầu năm ở mức tương đối thấp, nhiều ngân hàng đã chạm hạn mức tín dụng ban đầu ngay từ cuối quý I và đang chờ được Ngân hàng Nhà nước nới room.