Khởi đầu tốt giúp ngành dệt may thực hiện mục tiêu 35 tỷ USD
Đây là khởi đầu tốt giúp dệt may Việt Nam thực hiện mục tiêu 35 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay, dự báo xuất khẩu của ngành dệt may sẽ tiếp tục khả quan.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thời gian qua, mặc dù xuất hiện xu hướng dịch chuyển đơn hàng xuất khẩu dệt may sang một số thị trường lân cận có chi phí sản xuất cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại vì doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn hoàn toàn đủ sức cạnh tranh, không lo mất đơn hàng sang các thị trường khác. Một trong những lý do để dệt may có sức cạnh tranh cao là do tay nghề của công nhân trong ngành ngày một nâng cao; năng suất được cải thiện, chất lượng ngày càng tốt hơn và quan trọng là uy tín của doanh nghiệp với các đối tác mua hàng khá tốt. Vì vậy, phần lớn các nhà nhập khẩu đều dành cho Việt Nam các đơn hàng lớn, chỉ chuyển một số đơn hàng nhỏ sang các nước như Myanmar, Campuchia. Ông Giang cũng cho hay, điều đáng mừng là hiện nay các doanh nghiệp trong ngành đang từng bước đầu tư công nghệ mới, thiết bị tự động, nâng cao năng suất. Sau đó, dùng lợi nhuận tái đầu tư cho công nghệ mới nhằm bắt kịp xu hướng phát triển và nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của hàng dệt may. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do không chỉ giúp ngành dệt may đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mà còn lấp dần nguồn cung nguyên phụ liệu bị thiếu hụt. Từ chỗ phải nhập khẩu hầu hết nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất, hiện mỗi năm, dệt may Việt Nam đã xuất khẩu trên 3 tỷ USD sợi, gần 1 tỷ USD vải, 400 triệu USD phụ liệu may. Đặc biệt, làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi tư duy đầu tư công nghệ của doanh nghiệp, hướng sản xuất đến những phân khúc sản phẩm giá trị cao như ODM (tự thiết kế, tự chủ nguyên phụ liệu, sản xuất, vận chuyển), OBM (tự thiết kế và bán sản phẩm bằng thương hiệu riêng).Theo đó, doanh nghiệp đã dần chú trọng đến nguồn nhân lực chất lượng và công nghệ, thiết bị để thiết kế trên các phần mềm 3D, chào bán mẫu thay vì sản xuất theo mẫu của nhà nhập khẩu như trước kia. Việc lựa chọn hướng khai thác sâu phân khúc sản phẩm giá trị cao cũng giúp dệt may Việt Nam tiếp tục tạo sự khác biệt trên thị trường xuất khẩu dệt may thế giới và tận dụng lợi thế nguồn nhân lực chất lượng cao.
Song song với việc đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm phát triển sản phẩm thuộc phân khúc giá trị cao, một số doanh nghiệp lớn như: Tổng công ty CP Phong Phú, Tổng công ty May 10 đang tiếp cận xu hướng xuất khẩu hàng hóa qua kênh online. Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, năm nay sẽ là năm ngành dệt may có nhiều triển vọng hiện nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có đơn hàng nhất định cho quý II/2018. Dự báo tình hình xuất khẩu dệt may năm nay sẽ tốt hơn năm 2017, mức tăng trưởng của ngành có thể vẫn duy trì ở 2 con số. Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên bày tỏ, cho dù giá tiếp tục có xu hướng giảm nhưng số lượng đơn hàng sẽ tăng mạnh trong năm nay, nhất là với doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng đáp ứng thời gian giao hàng tốt. Hầu hết doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu trong nước đã có đơn hàng đến hết quý II, thậm chí có có doanh nghiệp đã có đơn hàng đến quý III. Tuy nhiên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cảnh báo, các doanh nghiệp dệt may sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức; trong đó, thách thức lớn nhất là áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các nước trong khu vực như Trung Quốc, Myanmar, Campuchia...Bởi trên thực tế, các nước này không chỉ đột phá về thị phần xuất khẩu mà ngay tại thị trường trong nước, các chính sách về bảo hiểm, đất đai, thuế... đều thấp. Trong khi đó, tại Việt Nam các chi phí này đều cao hơn các nước bạn.
Do vậy, dù kim ngạch, doanh thu của ngành dệt may có tăng trưởng thì lợi nhuận sẽ không cao. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu của ngành dệt may cũng chưa thực sự thuận lợi, xu hướng thời trang nhanh khiến yêu cầu về thời gian giao hàng ngày một ngắn lại, từ 30 - 45 ngày xuống còn 15 ngày cũng tạo áp lực lớn cho nhà sản xuất. Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang đề nghị các doanh nghiệp khai thác đầy đủ và phát huy tay nghề của công nhân, cũng như đổi mới phương thức quản lý qua đó có thể tối ưu hóa sản xuất và nâng cao năng suất lao động.Bên cạnh việc duy trì và phát triển xuất khẩu vào các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển các thị trường khác như ASEAN, Liên minh Á - Âu, Ấn Độ, các nước châu Mỹ - Latinh…; trong đó, cần tạo dựng mối liên kết với hệ thống phân phối ở thị trường sở tại./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với dệt may Việt Nam
16:30' - 23/03/2018
Dự án “Tăng cường hiệu quả thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam” bắt đầu khởi động và triển khai thực hiện.
-
Doanh nghiệp
Nhiều giải pháp để ngành dệt may Việt Nam đạt tăng trưởng 10%
16:43' - 12/03/2018
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, giải pháp cơ bản của ngành vẫn là tiếp tục có được sản phẩm chất lượng tốt, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Các nhà cung cấp trái cây tươi quốc tế thay đổi chiến lược kinh doanh ở Trung Quốc
18:11'
Để đảm bảo chất lượng và sự sẵn có liên tục, Zespri đã xây dựng một hệ sinh thái phân phối và thương mại điện tử mạnh mẽ.
-
Hàng hoá
Kết nối tiêu thụ vải lai chín sớm, vải trứng Hưng Yên
17:51'
Ông Vũ Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cừ cho biết, niên vụ 2025, vải lai chín sớm Phù Cừ dự kiến cho thu hoạch rộ từ ngày 30/5 và cho thu hoạch rộ trong khoảng từ ngày 7-10/6.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương yêu cầu siết chặt quản lý kinh doanh thuốc lá
17:35'
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực thuốc lá.
-
Hàng hoá
Đà Nẵng kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng giả
16:19'
Các tổ công tác Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng tại tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm phiên thứ ba liên tiếp
15:02'
Giá dầu châu Á tiếp tục giảm trong phiên giao dịch ngày 22/5, đánh dấu phiên giảm thứ ba liên tiếp, khi lượng dự trữ dầu thô và nhiên liệu tại Mỹ bất ngờ tăng
-
Hàng hoá
Giá xăng giảm nhẹ từ 15h chiều nay 22/5
14:52'
Giá các loại nhiên liệu chủ yếu gồm xăng RON95, E5RON92 giảm nhẹ, trong khi giá dầu điêzen, dầu hoả... vẫn tăng nhẹ từ 15 giờ hôm nay 22/5.
-
Hàng hoá
Ngăn chặn trên 3,9 tấn thực phẩm đông lạnh không đảm bảo an toàn thực phẩm
10:56'
Lực lượng chức năng Hà Giang tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Nguyễn Văn Dũng và phát hiện hơn 3,9 tấn thực phẩm đông lạnh bốc mùi hôi thối, biến đổi màu sắc không đảm bảo lưu thông trên thị trường.
-
Hàng hoá
Sắc xanh bao trùm thị trường nông sản
09:35'
Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu ngũ cốc Brazil (ANEC), xuất khẩu đậu tương trong tháng 5 dự kiến đạt 14,5 triệu tấn, tăng so với mức ước tính 14,2 triệu tấn của tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm trước thông tin Mỹ-Iran đàm phán hạt nhân
07:06'
Giá dầu thế giới giảm trong phiên 21/5, sau khi Ngoại trưởng Oman cho biết một vòng đàm phán hạt nhân mới giữa Iran và Mỹ sẽ diễn ra vào cuối tuần này.