Khởi nghiệp "xanh" ở Lâm Đồng
Ý tưởng của họ tuy không mới nhưng lại là hướng đi của thời cuộc, khi sống xanh, sống lành mạnh đang dần phổ biến ở mọi miền đất nước.
*Lúa, gạo hữu cơ của đồng bào Chu RuTà Năng, Đa Quyn là hai xã vùng sâu, vùng xa của huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Đã từ lâu, người đồng bào dân tộc Chu Ru nơi đây quen với trồng lúa theo tập quán lạc hậu, cho năng suất thấp.Tuy nhiên, năm 2020, mọi chuyện đã khác. Đó là thời điểm dự án khởi nghiệp “Liên kết sản xuất lúa gạo hữu cơ Tà Năng – Ma Bó (Tamarice)” ra đời.
Dự án do Hội Nông dân huyện Đức Trọng làm chủ đầu tư với kinh phí khoảng 5 tỷ đồng nhằm sản xuất lúa hữu cơ, liên kết nhân dân sản xuất lúa của hai xã Đa Quyn và Tà Năng để tạo vùng nguyên liệu ổn định, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Bà Ma Thạnh, thành viên phát triển dự án tâm sự, bà là người Chu Ru, sinh ra trên mảnh đất này.Thấu hiểu được khó khăn của bà con, bà luôn mong muốn phát triển kinh tế cho gia đình, nông dân địa phương từ chính mảnh đất và nghề trồng lúa từ bao đời của cha ông để lại. Xuất phát từ nguyện vọng đó, bà cùng các hội viên Hội Nông dân xây dựng mô hình trồng lúa hữu cơ ngay tại quê hương.
Trong năm 2020, dự án đã thực hiện liên kết sản xuất 300 ha lúa hữu cơ với 300 hộ người Chu Ru tại hai xã Đa Quyn, Tà Năng. Khi tham gia dự án, các hộ tuân thủ quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ bền vững như trồng ở vùng đất sạch, không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; sử dụng nguồn nước tự nhiên dẫn về từ đồi núi, sông suối.Quá trình chăm sóc, các hội viên chỉ được sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học. Sau khi thu hoạch, 70% số thóc sẽ được vận chuyển tới công ty để xay sát và đưa đi tiêu thụ, 30% còn lại sẽ được xay sát tại chỗ và bán trực tiếp tại địa phương.
Theo tính toán, dự kiến một năm sẽ canh tác được 2 vụ, mỗi vụ sản xuất được khoảng 1.500 tấn thóc. Như vậy, trung bình 1 ha trồng lúa hữu cơ thu hoạch đạt 35 triệu đồng, sau khi trừ chi phí cho lãi khoảng 20 triệu đồng/vụ, tăng gấp đôi so với sản xuất lúa thông thường. *Nâng cấp sản vật địa phương Với vùng nguyên liệu dồi dào tại chỗ, nhiều dự án khởi nghiệp của các bạn trẻ hướng đến đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch, chế biến nhằm “nâng cấp” sản phẩm.Tại vùng rau Đơn Dương lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, dự án Bột rau củ sấy lạnh của bạn Nguyễn Thị Huyền Trâm (xã Lạc Lâm, Đơn Dương) ra đời như là một hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp nơi đây.
Từ điều kiện thuận lợi của vùng nguyên liệu rau củ khổng lồ này kết hợp với công nghệ chế biến sau thu hoạch, dự án sẽ góp phần giải quyết đầu ra cho nông dân, đặc biệt trong những thời điểm rau củ rớt giá, ế ẩm.
Hiện tại, những sản phẩm đầu tiên của dự án là 16 loại bột rau, củ, quả khác nhau. Cụ thể như bột cải xoăn, bột diếp cá, bột bí đỏ, bột khoai lang tím, bột súp lơ, bột bó xôi, bột cà rốt… Theo bạn Huyền Trâm, dự án hướng đến sản xuất hữu cơ giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Các loại bột rau củ này sẽ bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết hàng ngày và tiện sử dụng với mọi người. Tương tự, sản phẩm của “Dự án Cải xoăn sấy giòn – Snack Kale” của hai sinh viên Nguyễn Thị Thùy Linh và Trịnh Mai Công (Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt) dù chưa phổ biến ra thị trường nhưng cũng có nhiều tiềm năng. Ưu điểm của sản phẩm này là gọn nhẹ, dễ mang đi, được phối trộn với các gia vị thuần Việt. Theo bạn Nguyễn Thị Thuỳ Linh, thành viên thực hiện dự án, cải xoăn (còn gọi là cải kale) là một loại siêu thực phẩm được mệnh danh là nữ hoàng dinh dưỡng với rất nhiều vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe.Hiện nay, loại rau này ngày càng được người tiêu dùng tin dùng như một loại thực phẩm cao cấp. “Tuy nhiên, việc chế biến tươi rất mất công, thời gian bảo quản ngắn. Sản phẩm Cải xoăn sấy giòn ra đời với nhiều ưu điểm, có thể ăn như một dạng snack, giữ được dinh dưỡng vốn có của cải kale đặc biệt là chất xơ” – Thùy Linh cho biết.
*Hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp Tại “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lâm Đồng năm 2020” được tổ chức mới đây, nhiều dự án khởi nghiệp đã tạo thành một hệ sinh thái kết nối với nhau trong cộng đồng khởi nghiệp của địa phương.Tác giả của những dự án đó chính là những người con sinh ra hoặc học tập, sinh sống tại Lâm Đồng. Qua cuộc thi, những dự án này đã liên kết, bổ trợ cho nhau, mở ra cơ hội cùng phát triển trong tương lai.
Điển hình như dự án phát triển trùn quế Đơn Dương của hợp tác xã phụ nữ Đơn Dương.Đây là dự án tận dụng các phế phẩm sản xuất từ nông nghiệp và chất thải từ chăn nuôi qua xử lý enzyme khử mùi hôi và tăng tốc độ phân hủy rác hữu cơ để nuôi trùn quế, tạo ra sản phẩm phân trùn quế và thịt trùn quế nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch tại địa phương.
Dự án “Hana Đà Lạt – Sản phẩm nông nghiệp và Du lịch canh nông” của bạn trẻ Nguyễn Ngọc Hoàng Anh (thành phố Đà Lạt) là mô hình kinh doanh khai thác kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp để gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Bạn Nguyễn Ngọc Hoàng Anh, chủ nhiệm dự án cho hay, dự án cùng đồng hành với địa phương, người dân và các chuyên gia nghiên cứu thị trường. Từ đó xây dựng Hana Dalat dựa trên mô hình kinh doanh Canvas, có tính sáng tạo cao, kết hợp công nghệ 4.0 và sàn thương mại điện tử, các nền tảng kinh doanh thời đại số để đưa sản phẩm vươn xa. Theo bà Phạm Thị Nhâm, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó trưởng Ban giám khảo Ngày hội khởi nghiệp Lâm Đồng 2020, nhiều dự án lọt vào vòng chung kết cuộc thi khởi nghiệp năm nay chủ yếu hướng đến du lịch và nông nghiệp để nâng cao giá trị cho sản phẩm đặc thù của địa phương.Ngay tại cuộc thi, một số dự án đã kết nối với nhau, hình thành một chuỗi cộng đồng, một hệ sinh thái khởi nghiệp có nhiều tiềm năng. “Dù mới là những dự án tham gia cuộc thi nhưng có 50% số dự án đã được thương mại hóa, tức là đã được triển khai, có sản phẩm kinh doanh được. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ để hoàn thiện về pháp lý cũng như chứng nhận chất lượng sản phẩm cho các dự án, qua đó giúp các bạn trẻ có cơ hội phát triển mạnh sản phẩm của mình ra thị trường” – bà Nhâm cho hay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, nhỏ và vừa
15:05' - 25/12/2020
Tp. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tín dụng và Nhà nước cho cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020 – 2025.
-
Công nghệ
Nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp
17:10' - 07/12/2020
Những sáng kiến của cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Cà Mau năm 2020” sẽ đồng hành cùng tỉnh xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo trong nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ
10:20' - 26/06/2020
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Đến năm 2030, Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn
18:54' - 29/11/2024
Dự kiến giai đoạn 2025-2030, ngành bán dẫn tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển khoảng 6.300 lao động; trong đó, lao động trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động; lao động phổ thông là 5.100 lao động.
-
DN cần biết
Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
09:15' - 29/11/2024
Văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Bởi văn hóa doanh nghiệp có mạnh thì doanh nghiệp mới mạnh và phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.