Khơi thông “điểm nghẽn” thể chế trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới và trong nước, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của các bộ, ngành và địa phương là thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ nhất của khóa XV mới đây, Chính phủ tiếp tục khẳng định kiên định “mục tiêu kép”, thực hiện linh hoạt, sáng tạo, không máy móc, cứng nhắc, tùy từng thời điểm, từng nơi, từng địa phương, địa bàn, cơ quan, đơn vị để lựa chọn ưu tiên phù hợp giữa phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội; tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài. Để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong điều kiện dịch COVID -19 diễn biến phức tạp, mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo các đồng chí Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát các vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Theo thống kê, tính đến ngày 14/8 đã có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu cụ thể những vướng mắc, khó khăn do các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tế.Các kiến nghị tập trung vào những lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Việc sửa đổi, bổ sung những vướng mắc nêu trên liên quan đến 79 luật, 03 Nghị quyết của Quốc hội, 188 Nghị định, 20 Quyết định của Thủ tướng và 135 Thông tư thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của 21 bộ, cơ quan ngang bộ.
Qua tổng hợp, rà soát, Văn phòng Chính phủ nêu lên việc cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ngay để tháo gỡ vướng mắc quy định trong 29 luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của 10 bộ. Tiếp đó, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông các “điểm nghẽn", huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1079/CĐ-TTg gửi tới 10 Bộ trưởng (Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài Nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Nội vụ) về việc rà soát pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh.Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực cho công tác rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình.
Thủ tướng lưu ý, các bộ, ngành cần tập trung cao nhất, đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung ngay các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, đang gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, thuế, phí, xây dựng... quy định tại 29 luật thuộc lĩnh vực quản lý của 10 bộ.Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, bổ sung trong Đề nghị xây dựng luật sửa đổi các luật trước ngày 22/8/2021...
Việc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu 10 bộ trưởng hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản pháp luật để gửi Bộ Tư pháp tổng hợp bổ sung trong Đề nghị xây dựng luật sửa đổi 29 luật để Chính phủ kịp trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai là rất cần thiết, nhằm khơi thông các “điểm nghẽn” về đầu tư, kinh doanh. Mới đây nhất, tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật ngày 17/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết tâm giải quyết những ách tắc, vướng mắc, “điễm nghẽn” về thể chế đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa được tháo gỡ để tạo động lực mới, giải phóng các nguồn lực mới cho sự phát triển, nhất là trong điều kiện đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.Chỉ ra 5 điểm cần lưu ý trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, Thủ tướng nhấn mạnh các đồng chí Bộ trưởng, trưởng ngành, các Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức rà soát các vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật, các vấn đề thực tiễn đặt ra nhưng chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng bị thực tiễn vượt qua; sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.
Tại phiên họp này, các thành viên Chính phủ dành nhiều thời gian thảo luận về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong tình hình dịch COVID-19.Trong vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu lên một nguyên tắc là làm có trọng tâm, trong điểm, lựa chọn làm trước những nội dung cần thiết, cấp bách nhất để tháo gỡ, quyết tâm giải quyết những ách tắc kéo dài nhiều năm chưa được tháo gỡ để tạo động lực, giải phóng các nguồn lực mới cho sự phát triển, nhất là trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn.
Những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong rà soát các vướng mắc, bất cập tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung sẽ góp phần gỡ bỏ những "rào cản", tạo cơ chế thông thoáng để các doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp để thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ đã đề ra./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 như thế nào?
18:19' - 04/08/2021
“Nền kinh tế Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 như thế nào?” là nội dung hội thảo do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 4/8 theo hình thức trực tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Định vị lại nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến động toàn cầu
13:12' - 29/07/2021
Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo trực tuyến công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề Định vị lại Việt Nam trong bối cảnh biến động toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
VEPR hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021
19:19' - 21/07/2021
Ngày 21/7 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tổ chức tọa đàm trực tuyến công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô Quý II/2021 với sự hỗ trợ của Viện Konrad – Adenauer Stiftung (KAS) Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp triệt để, quản lý thống nhất về thẩm định, nghiệm thu công trình xây dựng
16:16'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ Xây dựng về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 5, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ
15:26'
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, những năm tới cả nước phải nỗ lực thúc đẩy phát triển toàn diện, bền vững, bao trùm, với mức tăng trưởng 2 con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển logistics là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược
13:30'
Sáng 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp long cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định
13:20'
Sáng 2/12, UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ hợp long Dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương xuất siêu lập kỷ lục 10 tỷ USD
11:30'
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2024 ước đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm trước, vượt kế hoạch năm hơn 2,7%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu
10:01'
Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global vừa công bố đạt 50,8 điểm trong tháng 11/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng các giá trị từ phát triển du lịch xanh đô thị
08:33'
Phát triển du lịch xanh ở đô thị không chỉ dừng lại ở sản phẩm du lịch, điểm đến xanh, trải nghiệm văn hóa bản địa... mà còn mở rộng thêm nhiều giá trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo
07:50'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đến năm 2026, Petrovietnam nhận chuyển giao công nghệ sản xuất turbine điện gió, cánh quạt gió… từ đó làm chủ toàn bộ công nghệ phát triển điện gió ngoài khơi
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34' - 01/12/2024
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.