VEPR hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021
Đây là báo cáo nghiên cứu thường niên, được công bố liên tục từ đầu năm 2016 tới nay, nhằm cập nhật và đưa ra những vấn đề cần thảo luận liên quan tới diễn biến và triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, kinh tế Việt Nam được báo cáo tăng trưởng ở mức 6,61% trong quý II/2021.Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 cũng tăng 1,47% so với cùng kỳ năm 2020, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Điều này báo hiệu tổng cầu đang bị thu hẹp và tương lai của nền kinh tế đất nước rõ ràng đang phụ thuộc vào một chiến lược vaccine mà Chính phủ đang triển khai thực hiện.
Với diễn biến của tình hình bệnh dịch hiện tại, ông Việt cho biết, VEPR hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 so với các báo cáo trước đây.Triển vọng kinh tế những tháng cuối năm phụ thuộc nhiều vào kiểm soát dịch bệnh, tốc độ và quy mô tiêm chủng vaccine; hiệu quả, phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch; các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước.
Dự trên tình hình thực tiễn, VEPR cũng đưa ra các kịch bản dự báo với giả định rằng, các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam sẽ triển khai thành công việc tiêm vaccine vào đầu quý IV/2021 và khống chế được tình trạng tái bùng phát; hoạt động kinh tế được khôi phục. Trong khi đó, tình hình kiểm soát bệnh dịch tại Việt Nam có thể diễn biến theo các chiều hướng khác nhau. Theo đó, VEPR cũng xây dựng kịch bản cơ sở là nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối qúy III/2021, việc tiêm chủng được triển khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức từ 4,5 – 5,1%. Nếu theo kịch bản thuận lợi là khi dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8/2021, việc tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý I/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức từ 5,4 – 6,1%. Tuy nhiên, cần chủ động ứng phó nếu gặp phải kịch bản bất lợi. Đó là khi dịch bệnh chưa thể được kiểm soát và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường cho tới qúy IV, quá trình tiêm chủng vaccine được triển khai chậm do thiếu nguồn cung.Các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 3,5-4%.
Đi vào từng vấn đề cụ thể của báo cáo, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Chuyên gia Kinh tế vĩ mô thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân phân tích, trong bối cảnh hiện nay, ngoài tác động bởi dịch COVID-19, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang phải gánh chịu nhiều chi phí sản xuất do giá nguyên vật liệu, chi phí vận tải và giá thuê đất tăng. Lạm phát bình quân quý II/2021 tăng 2,67%. Sức ép gia tăng do chi phí sản xuất tăng cao và sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng đều liên quan tới các biện pháp phòng chống bệnh dịch.Cán cân thương mại thâm hụt do nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp nhằm phục hồi lại quá trình sản xuất. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 được dự báo tăng từ 4,5 – 5,1%, thấp hơn từ 1,2 – 1,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.
Ảnh hưởng bởi các biện pháp phòng chống sự lây lan của đợt dịch thứ 4 nên chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong quý II/2021. Trong tháng 4, theo đà tăng trưởng của quý I/2021, giúp chỉ số quản lý thu mua (PMI) đạt 54,7 điểm.Tuy nhiên, dịch COVID-19 bắt đầu trở lại vào đầu tháng 5/2021, cùng với các biện pháp kiểm soát đại dịch đã làm cho chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn kể từ sau đợt dịch lần thứ 3 tại Việt Nam và khiến chỉ số PMI có xu hướng giảm trong quý II/2021, dừng ở mức 44,1 điểm vào tháng 6.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, cả nước có gần 67,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 8,1% so với cùng kỳ 2020; 26,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 3,9%. Tuy nhiên, có 70,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 24,9% . Bàn về triển vọng kinh tế 2021 và những vấn đề chính sách quan trọng, đại diện VEPR cho biết, kinh tế Việt Nam trong quý II/2021 tăng trưởng 6,61%, cao hơn tăng trước của quý I. Mức tăng trưởng này dựa trên những yếu tố: Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh từ giai đoạn cuối quý I đã giúp duy trì hoạt động kinh tế trong nước.Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đang mở cửa trở lại và các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, tận dụng tốt Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) để phục hồi quy trình sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU.
Ngoài ra, tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh hơn; làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại nhằm phân tán rủi ro từ cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu; môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức thấp được, tạo môi trường cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 bùng phát trở lại trong giữa và cuối quý II đã tiếp tục làm gián đoạn quá trình sản xuất của các doanh nghiệp tại địa phương đang bùng phát dịch; sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI; chất lượng lao động thấp và chậm cải thiện, hiệu quả đầu tư công thấp; tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm, môi trường và thể chế kinh doanh dù từng bước được cải thiện nhưng chưa giải phóng được sức mạnh của doanh nghiệp. Trước những thực trạng được đề cập, các diễn giả tham gia tọa đàm đề xuất, cần có một chiến lược tổng thể và nhất quán đối phó với các tình huống bệnh dịch; các bất cập liên quan đến lây nhiễm chéo trong khu cách ly, khai báo y tế; đứt gãy trong lưu thông hàng hóa do các biện pháp cực đoan, thiếu trang thiết bị y tế cần phải được tập trung nguồn lực để giải quyết nhanh chóng. TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng cho rằng, các cơ quan chức năng nên khẩn trương triển khai và giải ngân các gói hỗ trợ đối với người lao động mất việc, đặc biệt là những lao động trong khu vực phi chính thức.Cùng với đó, chính sách tài khóa nên tập trung thúc đẩy giải ngân các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn ở cấp quốc gia, làm nền tảngcho giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Chính sách tiền tệ thích ứng nên được thực hiện với tăng trưởng cung tiền được kiểm soát ở mức phù hợp (10%) và các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái: Ngành thống kê nâng cao chất lượng dự báo kinh tế vĩ mô
11:21' - 06/05/2021
Trong giai đoạn tới, ngành Thống kê cần hiện đại hóa theo hướng đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh, vững chắc nhằm sản xuất, cung cấp và phổ biến thông tin thống kê theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế
-
Ý kiến và Bình luận
IMF hối thúc các cơ quan thống kê Campuchia nhất quán dữ liệu kinh tế vĩ mô
20:36' - 31/10/2020
Ngày 31/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hối thúc sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các cơ quan thực hiện thống kê tại Campuchia nhằm cải thiện chất lượng thống kê kinh tế vĩ mô.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tình anh em Việt Nam - Cuba mãi vẹn nguyên
09:21'
Phóng viên Canal Caribe - kênh truyền hình quốc gia Cuba - đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh để ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt trong mối quan hệ song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thương mại Campuchia
21:32' - 28/04/2025
Chiều tối 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia - bà Cham Nimul và các cán bộ cấp cao của Bộ Thương mại Campuchia đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam
21:30' - 28/04/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giai đoạn 2025–2026
20:14' - 28/04/2025
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ sự vui mừng và đánh giá cao những kết quả thực chất đã đạt được trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
19:38' - 28/04/2025
Ngày 28/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
19:27' - 28/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3 - Cảng Vũng Áng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại
19:20' - 28/04/2025
Chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác tới Bộ Tài chính Việt Nam lần này sẽ góp phần cụ thể hóa những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Nhật Bản sẽ hiện thực hóa chiến lược phát triển công nghệ cao, công nghệ bán dẫn
18:18' - 28/04/2025
Chiều 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ishiba Shigeru cùng dự Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề xuất mức phạt cao hơn về vi phạm hành chính môi trường và đất đai
17:20' - 28/04/2025
UBND thành phố Hà Nội đề xuất mức tiền phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường và đất đai tăng cao hơn so với các nghị định hiện hành của Chính phủ.