Không để kinh tế Việt Nam lỡ nhịp phục hồi với thế giới
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, trường hợp không thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 của nước ta có thể chỉ đạt 5,4%/năm. Theo đó, để không lỡ nhịp phục hồi so với khu vực và thế giới và đạt các mục tiêu trung hạn, các giải pháp về chính sách tài khóa, tiền tệ là rất cần thiết để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển nền kinh tế.
* Hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Tại Kỳ họp Quốc hội ngày 4/1/2022, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đang hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5 - 7%/năm giai đoạn 2021-2025, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn. Theo đó, chương trình có quy mô đủ lớn, thời gian thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022-2023 với lộ trình thích hợp để phục hồi và kích thích nền kinh tế. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2020-2021, do tác động của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế liên tiếp giảm ở mức thấp, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm 2021-2025. Theo dự báo, tăng trưởng bình quân trong 5 năm chỉ đạt 5,4%, thấp hơn đáng kể mục tiêu đề ra là 6,5-7%/năm. Tình hình sản xuất kinh doanh, du lịch, dịch vụ gặp nhiều khó khăn; nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức về ổn định vĩ mô, lạm phát; chi phí đầu vào gia tăng; chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa bị đứt gãy; nảy sinh các vấn đề về lao động, việc làm, an sinh, an ninh và trật tự an toàn xã hội... Cũng theo Bộ trưởng, nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ đã được triển khai, đạt kết quả tích cực. Tính riêng năm 2021, đã huy động và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, các quỹ ngoài ngân sách với tổng quy mô đạt trên 269,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,2% GDP. Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ đã được ban hành kịp thời (như Nghị quyết 42/NQ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí theo Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ...; chính sách chung về thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết 105/NQ-CP, Nghị quyết 63/NQ-CP), triển khai nhanh, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, người dân chịu ảnh hưởng nặng nề, trực tiếp từ dịch bệnh. Tuy nhiên, trước những khó khăn, tác động sâu rộng của dịch bệnh, cần phải có giải pháp, chính sách tổng thể để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng đề xuất giải pháp tài khóa có tổng quy mô là 291 nghìn tỷ đồng, gồm: tăng bội chi để hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước là 240 nghìn tỷ đồng; trong đó, giảm thuế, phí, lệ phí là 64 nghìn tỷ đồng; chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước là 176 nghìn tỷ đồng, chỉ sử dụng để chi đầu tư phát triển (trong đó lớn nhất là đầu tư hạ tầng giao thông là 103,164 nghìn tỷ đồng); đồng thời, bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Cùng với đó, giảm chi phí cho doanh nghiệp khoảng 6 nghìn tỷ đồng thông qua việc gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022; tăng thêm tối đa 38,4 nghìn tỷ đồng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; học sinh, sinh viên; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; nhà ở xã hội; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, các giải pháp, chính sách cho năm 2022-2023 phải nhanh chóng hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu hàng năm, 5 năm, 10 năm đã đề ra, không để lỡ nhịp với đà phục hồi kinh tế của khu vực và thế giới. “Do vậy, việc xây dựng chương trình, cùng với các chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ thực hiện tại thời điểm hiện nay là phù hợp, cấp thiết”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
* Cần hành động nhanh, không thể chần chừ
Để tăng trưởng kinh tế Việt Nam không lạc nhịp với thế giới, giảm nguy cơ tụt hậu xa hơn, Chính phủ cần thực thi các chính sách và giải pháp đột biến thúc đẩy tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế cao đồng nghĩa với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình, tăng cường nguồn lực cho đầu tư và kết quả cuối cùng làm tăng tổng cầu của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng cho các năm sau. Tăng trưởng cao, bền vững là nền tảng căn bản cho ổn định vĩ mô. Theo ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Chính phủ cần khẩn trương thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế với quy mô đủ lớn, thời gian phù hợp, tập trung vào 5 lĩnh vực chủ yếu: Y tế; an sinh xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp và hộ gia đình; kích thích đầu tư công; cải cách hành chính là hết sức cần thiết, phù hợp với bối cảnh và cũng là để khắc phục các điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. “Theo đó, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế cần đảm bảo cân đối vĩ mô, hỗ trợ cả bên cung và bên cầu; gắn chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, phù hợp với kế hoạch tài chính công, đảm bảo khả thi, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm. Chính sách tài khoá cần tập trung hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, ngành lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, những ngành có tiềm năng phục hồi nhanh, đóng góp lớn cho nền kinh tế”, ông Nguyễn Bích Lâm đề xuất. Cũng theo ông Lâm, đối với khu vực doanh nghiệp, Chính phủ nên thực hiện cùng một lúc nhiều chính sách tài khoá như: hỗ trợ một khoản ngân sách theo ngành và quy mô doanh nghiệp, giảm thuế thu nhập nếu doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới dây chuyền sản xuất, tăng lương và trợ cấp cho người lao động; đồng thời, hỗ trợ của Chính phủ cần khẩn trương để nhanh chóng vực dậy, tạo đà cho doanh nghiệp trở lại hoạt động ổn định trong bối cảnh mới; hỗ trợ việc làm nên thực hiện thông qua doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả và tính kịp thời của giải pháp. Bên cạnh đó, Chính phủ cần nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động của khu vực doanh nghiệp, thực hiện các giải pháp kết nối, bảo đảm nguồn cung lao động phù hợp cho doanh nghiệp; chủ động phối hợp với các địa phương hỗ trợ mạng lưới đào tạo nghề, hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng tình với ý kiến về nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động, ông Đào Quang Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, chương trình hỗ trợ người lao động, trước mắt cần hỗ trợ để người lao động mất thu nhập duy trì cuộc sống. “Dịch bệnh khiến nhiều người lao động rơi vào cảnh kiệt quệ nên cần hỗ trợ để họ có tiền để sống trong lúc tìm công việc thay thế. Phải để cho người lao động lo được cuộc sống thì mới tính đến lâu dài”, ông Vinh cho biết. Về dài hạn, ông Vinh kiến nghị phải thay đổi cách đào tạo nghề. Trong trạng thái bình thường mới, mọi thứ thay đổi. Công việc gắn với kỹ năng số hoá, công nghệ mới áp dụng công nghệ thông tin. Vì vậy, chương trình đào tạo phải tập trung hướng này. Ngoài ra, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh – đối tượng trước tới nay chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ tín dụng, thuế, lãi suất. Chính sách hỗ trợ cần giúp họ tiếp cận với chính sách để vượt qua giai đoạn khó khăn. “Chính sách hỗ trợ từ 2 phía: doanh nghiệp và người lao động. Doanh nghiệp phát triển mới tạo việc làm cho người lao động. Chính sách cần hướng thêm vào người lao động phi chính thức - đối tượng đang bị bỏ trống và chưa đáp ứng. Đặc biệt, rút kinh nghiệm chương trình hỗ trợ trước đây, chính sách hỗ trợ cần nhanh chóng. Chính sách có nhưng thời gian đi vào thực tế quá chậm, gây mất tác dụng”, ông Vinh kiến nghị. Thực tế cho thấy, yêu cầu và áp lực đổi mới, hành động nhanh, mạnh chưa từng có đã trở thành mệnh lệnh không thể chần chừ để có thể đạt mục tiêu nhiệm kỳ 2021-2025 ở mức 6,5%. TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, rất cần những quyết sách nhanh, kịp thời, để xử lý các vấn đề chưa có tiền lệ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023. Thách thức là có, vì có thể các đề xuất chính sách này chưa thể đánh giá hết tác động ở nhiều chiều. Nhưng chúng ta không thể đòi hỏi việc hoạch định chính sách vừa nhanh, vừa hoàn hảo, vừa đảm bảo tuân thủ đúng mọi quy trình như thông lệ. Cùng với thực hiện chương trình phục hồi kinh tế, theo ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Chính phủ cần khẩn trương thực hiện chương trình tái cơ cấu nền kinh tế nhằm duy trì tăng trưởng cao trong dài hạn, rút ngắn tụt hậu của nền kinh tế; nâng cao chất lượng và hiệu quả tăng trưởng; nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế; hoà nhập và bắt kịp xu hướng phát triển kinh tế thế giới trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra rất nhanh, kinh tế và chính trị thế giới có nhiều bất định./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Yếu tố nào sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2022?
19:01' - 02/01/2022
Vượt qua khó khăn, toàn ngành công nghiệp tiếp tục khởi sắc giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2021 tăng 4,82%. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế cả nước tăng trưởng trong năm 2022
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại đáng kể trong quý III/2021
14:45' - 23/12/2021
Ngày 22/12, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu điều chỉnh cho thấy tăng trưởng kinh tế nước này trong quý III/2021 đạt 2,3%, cao hơn mức dự báo 2,1% đưa ra trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong tài khóa 2022
11:05' - 23/12/2021
Ngày 23/12, Nhật Bản đã nâng dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của nước này trong tài khóa 2022 lên 3,2%, tăng mạnh so với con số 2,2% được đưa ra trước đó.
-
Ngân hàng
ADB giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Á do biến thể Omicron
12:20' - 14/12/2021
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực châu Á có thể đạt mức 7% trong năm 2021, giảm 0,1% so với dự báo đưa ra vào tháng 9 do biến thể Omicron.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.