Khu du lịch Hồ Hòa Bình trở thành Khu du lịch quốc gia
Đến năm 2030, Khu Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Hòa Bình, là một trong 12 Khu Khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ.
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, khu Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình thuộc địa bàn thành phố Hòa Bình (xã Thái Thịnh và các phường: Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh) và 4 huyện: Đà Bắc (gồm các xã: Đồng Ruộng, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương và Toàn Sơn ), Cao Phong (gồm các xã: Bình Thanh và Thung Nai), Tân Lạc (gồm các xã: Ngòi Hoa, Phú Vinh và Trung Hòa), Mai Châu (gồm các xã: Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn, Đồng Bảng và Ba Khan).
Diện tích vùng lõi tập trung phát triển Khu du lịch quốc gia là 1.200 ha (không bao gồm diện tích mặt nước).
Mục tiêu năm 2020 đón khoảng 630.000 lượt khách, trong đó khoảng 30.000 lượt khách quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 1.600.000 lượt khách, trong đó khoảng 90.000 lượt khách quốc tế.
Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành) năm 2020 đạt khoảng 200 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 1.800 tỷ đồng.
Tập trung khai thác thị trường khách nội địa Về định hướng phát triển, tập trung khai thác thị trường khách nội địa đến từ Thủ đô Hà Nội, và các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và khách nội tỉnh; trong đó tập trung vào phân khúc thị trường khách du lịch cuối tuần, du lịch văn hóa - tâm linh và du lịch sinh thái.
Ưu tiên củng cố và phát triển các thị trường khách du lịch quốc tế truyền thống, gồm: Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc; đẩy mạnh thu hút thị trường khách từ các nước Tây Âu khác, Bắc Mỹ, Đông Nam Á, Nga và các quốc gia Đông Âu khác; trong đó tập trung vào phân khúc thị trường khách du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, tìm hiểu bản sắc văn hóa.
Các sản phẩm du lịch chính được ưu tiên phát triển gồm: Tham quan hệ sinh thái hồ; nghỉ dưỡng sinh thái trên hồ, trên đảo; du thuyền ngắm cảnh quan trên hồ; tham quan, tìm hiểu lịch sử - văn hóa dân tộc Mường; lễ hội đền Bờ; tìm hiểu, trải nghiệm lối sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Bản Mỗ, Bản Ké, Bản Tiện, Bản Đá Bia, Bản Trụ…; tham quan công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Ngoài ra, còn có các sản phẩm du lịch bổ trợ như tham quan, trải nghiệm sinh thái và giáo dục môi trường tại các khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh, Thượng Tiến, Hang Kia - Pà Cò, Ngọc Sơn - Ngổ Luông; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch tín ngưỡng - tâm linh gắn với lễ hội Đền Bờ, lễ hội Khai Hạ - Mường Bi, lễ hội Chiêng Mường, lễ hội Xên Mường, lễ hội Cầu Mưa…; du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn gắn với mua sắm tại các chợ truyền thống, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nông sản đặc trưng của địa phương, như: Cam Cao Phong; Bưởi, Mía tím Tân Lạc, Tỏi tím, Khoai nương Mai Châu; măng, gạo nương… và các sản phẩm thủ công truyền thống.
Ưu tiên phát triển loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) Quyết định nêu rõ, tổ chức không gian phát triển du lịch trên nguyên tắc khai thác hợp lý lợi thế tài nguyên du lịch tự nhiên cả trên bờ và không gian mặt nước hồ; hình thành mối liên hệ giữa các khu, phân khu và các điểm du lịch; tạo không gian kiến trúc, cảnh quan hấp dẫn; hạn chế tối đa sử dụng đất nông nghiệp và không gây ô nhiễm nước hồ; tránh di chuyển dân cư; giảm thiểu sự tác động đến cảnh quan môi trường, đời sống, hoạt động sản xuất của người dân.
Khuyến khích phát triển các điểm du lịch phụ trợ để đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho Khu DLQG, gồm: Điểm du lịch sinh thái và khám phá thiên nhiên Tiền Phong, khu bảo tồn tự nhiên Pu Canh (huyện Đà Bắc), đảo Ngọc (huyện Cao Phong); các điểm du lịch cộng đồng tại Bản Mỗ, Bản Tiện, Bản Ké, Bản Trụ…; các điểm du lịch ven sông Đà (thành phố Hòa Bình)...
Về cơ sở lưu trú, tổng nhu cầu buồng lưu trú đến năm 2030 khoảng 800 buồng, trong đó khoảng 160 buồng khách sạn.
Ưu tiên phát triển loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) tại các bản du lịch cộng đồng; phát triển loại hình nghỉ dưỡng cao cấp tại phân khu Ngòi Hoa, đảo Sung; khách sạn 3 - 5 sao tại phân khu Thái Bình, Thái Thịnh; nghỉ dưỡng nổi tại phân khu Bình Thanh - Vầy Nưa, Hiền Lương.
Phát triển loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền thống, đặc sản của dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số trong vùng; phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mô hình nhà hàng cao cấp tại phân khu Ngòi Hoa, Thung Nai, Thái Bình, Thái Thịnh, Hiền Lương, Bình Thanh - Vầy Nưa; mô hình phố ẩm thực, chợ văn hóa du lịch tại các điểm du lịch ven sông dọc hai bờ sông Đà, thành phố Hòa Bình.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khách du lịch nước ngoài ra đảo Cô Tô không cần giấy phép ra vùng biên
14:32' - 02/08/2016
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, ông Hoàng Bá Nam cho biết: Từ nay, khách du lịch người nước ngoài có thể ra đảo Cô Tô mà không cần giấy phép ra vùng biên.
-
Kinh tế & Xã hội
Bãi biển Cửa Đại là điểm du lịch rẻ nhất thế giới
12:35' - 31/07/2016
Trang mạng thông tin du lịch "Travelbird.nl" của Hà Lan ngày 30/7 đánh giá bãi biển Cửa Đại thuộc tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam, là điểm du lịch rẻ nhất thế giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Du lịch Quảng Bình: Vào hang động, ra biển xanh chỉ với 2,5 triệu đồng
06:16' - 22/07/2016
Khi đọc những dòng này, việc bạn cần làm ngay lập tức là nhấc điện thoại lên và book ngay vé đi Đồng Hới. Bởi chỉ với 2,5 triệu đồng, bạn đã có một chuyến khám phá Quảng Bình 3 ngày 2 đêm trọn vẹn.
-
Tin ảnh
Du lịch Quảng Bình: Vào hang động, ra biển xanh
15:19' - 21/07/2016
Hãy đến với vùng đất ngập nắng và gió Quảng Bình để có được những trải nghiệm tuyệt vời với những địa danh check in siêu "hot": Động Thiên Đường, Suối Moọc, cồn cát Quang Phú...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội cấp đổi giấy phép lái xe tại 32 đại lý dịch vụ công trực tuyến
16:09'
Từ nay người dân Thủ đô được hướng dẫn thực hiện thủ tục Cấp đổi giấy phép lái xe tại 32 đại lý dịch vụ công trực tuyến do 3 đơn vị cung ứng Miễn phí.
-
Kinh tế & Xã hội
Tỷ phú Elon Musk ra mắt chatbot AI mới
15:21'
Ngày 17/2, xAI - công ty về trí tuệ nhân tạo (AI) của tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ phiên bản mới nhất của chatbot Grok, hy vọng sẽ tạo ra tác động đáng kể trong lĩnh vực AI với bản phát hành mới này.
-
Kinh tế & Xã hội
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Cần khai thác tiềm năng phát triển điện sinh khối
15:21'
Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị điều chỉnh dự thảo đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII nhằm giải quyết tình trạng lãng phí đang xảy ra, khai thác hết tiềm năng phát triển điện sinh khối.
-
Kinh tế & Xã hội
Làn sóng cấm DeepSeek lan rộng và bài toán làm chủ cuộc đua công nghệ
15:17'
Ngày càng có nhiều quốc gia thắt chặt các quy định liên quan đến nền tảng chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên R1 của công ty khởi nghiệp DeepSeek phát triển.
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng đề xuất nâng cấp hồ chứa nước Đạ Hàm
14:46'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, hồ chứa nước Đạ Hàm được đầu tư xây dựng từ năm 2003 với nhiệm vụ cấp nước tưới cho 425 ha đất trồng lúa xã An Nhơn.
-
Kinh tế & Xã hội
11 cán bộ lãnh đạo cấp phòng Công an tỉnh Ninh Thuận xin nghỉ trước tuổi
14:33'
Theo quyết định, 11 cán bộ xin nghỉ trước hạn tuổi phục vụ (gồm: 6 trưởng phòng và 5 phó trưởng phòng) để tạo thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Công an tỉnh thời gian tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Hậu Giang triển khai quyết định về tổ chức bộ máy
14:31'
Ngày 18/2, tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 18 - NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế & Xã hội
Bà Rịa-Vũng Tàu công bố nhiều quyết định về công tác cán bộ chủ chốt
14:30'
Ngày 18/2, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị công bố nhiều quyết định về công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều nhà vườn ở "thủ phủ điều" đối mặt với nguy cơ mất mùa
12:46'
Trước ảnh hưởng của thời tiết bất thường cũng như sâu bệnh hại, sau Tết Nguyên đán, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước đã có nhiều khuyến cáo cho người dân trồng điều.